Bệnh ADHD là gì? có nguy hiểm không? Người mắc hội chứng ADHD thường có biểu hiện kém tập trung, tăng động không thể ngồi yên một chỗ. Các triệu chứng của ADHD có thể kiểm soát bằng thuốc và hành vi. Vậy hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý nguyên nhiên và cách giúp không bị tăng động. Cùng theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!
Bệnh ADHD là gì?
ADHD là tên viết tắt của một chứng bệnh gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn đặc trưng cho sự hiếu động thái quá liên quan đến hành vi con người thường gặp ở trẻ em.

Dạng rối loạn này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên hội chứng này xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn nhất là ở giai đoạn trẻ mới lớn, cận kề tuổi dậy thì.
Ở một vài trường hợp đặc biệt thì ADHD không được nhận biết và chẩn đoán cho đến khi trưởng thành. Các triệu chứng ADHD ở người lớn không được rõ ràng như các biểu hiện ở trẻ em.
Xem thêm: Fluoxetine là gì? Fluoxetine ngôn tình là gì trên Facebook?
ADHD được chia thành 3 loại:
- Rối loạn về hiếu động – bốc đồng: là những người có triệu chứng hiếu động, bốc đồng quá mức bình thường, khó kiểm soát được hành vi của mình.
- Độ chú ý giảm: triệu chứng nổi bật của người bị rối loạn tăng động chú ý là ít chú ý đến mọi thứ xung quanh
- Dạng kết hợp hiếu động – bốc đồng giảm chú ý: trường hợp còn lại của nhóm người bị ADHD là có cả triệu chứng của hiếu động
Nhóm tuổi mắc ADHD hiện nay
Theo các thống kê và nghiên cứu chuyên khoa có:
- Khoảng 11% trẻ từ 4 – 17 tuổi mắc chứng ADHD
- Các triệu chứng của ADHD thường xuất hiện từ 3 – 6 tuổi và độ tuổi chẩn đoán trung bình là 7 tuổi
- Bệnh ADHD thường gặp ở các bé trai nhiều hơn so với bé gái
- ADHD không chỉ bắt gặp ở trẻ em mà còn gặp ở người lớn, khoảng 4% người Việt trưởng thành trên 18 tuổi mắc phải ở cả nam và nữ.
Biểu hiện của tăng động giảm chú ý là gì?
Khi mắc chứng ADHD cả người lớn và trẻ em đều sẽ có 3 loại hành vi chính:
- Thiếu tập trung: khó kiên nhẫn, chú ý vào nhiệm vụ, sự việc nào đó
- Bốc đồng: làm việc tùy thích mà không cần suy nghĩ. Ví dụ bất chợt đang ngồi đứng dậy, nói không kiểm soát, xen ngang cuộc nói chuyện. Ở người lớn có thể là phản ứng thái quá về một chuyện rất nhỏ nhặt
- Tăng động: rất bồn chồn, không thể ngồi yên một chỗ, luôn chạy nhảy, không thể để tay chân nghỉ được, năng lượng 200% bình thường.

Dấu hiệu nhận biết ADHD rối loạn tăng động giảm chú ý gồm:
- Không chú ý đến chi tiết và tiểu tiết, thường mắc các lỗi rất nhỏ không đáng khi làm bài tập ở trường, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác
- Gặp khó khăn trong việc thực hiện các trò chơi hoặc nhiệm vụ cần sự quan sát, tập trung
- Thiếu sự tập trung, không thể nghe và phản ứng lại các cuộc nói chuyện trực tiếp
- Gặp khó khăn trong việc tuân thủ theo chỉ dẫn (ví dụ cô bảo mở sách trang số 24 bài số 4) bé sẽ rất lúng túng
- Thường né tránh, không thích các công việc đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực sử dụng trí óc, phải suy nghĩ nhiều
- Các vật dụng, dụng cụ thường xuyên bị mất như sách, bút chì, chìa khóa, vé xe, kính,…mất không lý do
- Dễ bị phân tâm vào những hành động, suy nghĩ không liên quan đến nhiệm vụ hiện tại
- Thường hay quên các hoạt động hàng ngày như làm việc nhà, bỏ lỡ cuộc hẹn
Dấu hiệu của loại ADHD tăng động bốc đồng gồm:
- Thường xuyên, liên tục gõ vào tay hoặc chân
- Bất chợt rời khỏi vị trí khi chưa có sự cho phép đồng ý
- Chạy, leo trèo quá mức, liên tục cảm thấy bồn chồn
- Gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động giải trí lặng lẽ
- Luôn luôn có cảm giác như đang di chuyển hoặc được điều khiển bởi một động cơ, người luôn ở trạng thái động không thể ngừng được
- Nói rất nhanh và nhiều
- Thường xen ngang, ngắt lời người khác bởi những câu hỏi, câu chuyện không liên quan
- Không thể kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình
- Luôn có biểu hiện “phá” cuộc chơi của người khác
Nguyên nhân
Theo nhiều nghiên cứu chuyên khoa chỉ ra rằng ADHD có thể là một tình trạng di truyền. Nếu một hoặc 2 bố mẹ được chẩn đoán mắc chứng ADHD thì con cái sinh ra đều có khả năng mắc bệnh này.
Sau đây là một số nguyên nhân mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý:
- Sinh học: ADHD có liên quan đến cách thức hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh (hóa chất trong não giúp kiểm soát hành vi) đặc biệt và dopamine và norepinephrine. Sự khác biệt này gây ra sự thay đổi trong hai mạng lưới chú ý khác nhau của não – mạng lưới mặc định, liên quan đến sự chú ý tự động và mạng lưới tích cực về nhiệm vụ, được liên kết với sự chú ý có định hướng hoặc nỗ lực
- Môi trường: tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường sống (chì, sơn, đường ống)
- Phơi nhiễm chất gây nghiện trước khi sinh: trẻ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú từ khi sinh ra nếu khi mang thai mẹ sử dụng rượu bia, chất kích thích (thuốc lá, ma túy)
Cách điều trị giảm bệnh ADHD hiệu quả nhất!
Hiện nay nền y học thế giới phát triển mạnh do đó mà bệnh ADHD – Hội chứng tăng động giảm chú ý có thể điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý. Sau đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo:

Thuốc điều trị chứng tăng động giảm chú ý
Một nhóm thuốc được gọi là chất kích thích tâm lý là một phương pháp điều trị hiệu quả cho ADHD. Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm này là methylphenidate (thường được gọi là Ritalin) và dextroamphetamine (tương tự như Adderall). Những loại thuốc này giúp những người mắc chứng ADHD tập trung suy nghĩ, giảm đi tính bốc đồng, thái quá, bồn chồn, lo âu và bỏ qua sự phân tâm. Thuốc kích thích có hiệu quả ở 70% đến 90% bệnh nhân ADHD. Các loại thuốc mới cũng đang được phát triển.
Ví dụ về các dạng tác dụng ngắn (giải phóng tức thời), tác dụng trung gian và tác dụng kéo dài của những loại thuốc này bao gồm:
Methylphenidate
- Tác dụng ngắn: Ritalin®, Focalin®, Methylin Chewable®, Methylin Solution®.
- Tác dụng kéo dài: Ritalin SR®, Methylin®, Metadate ER®.
- Một số loại tác dụng kéo dài: Concerta®, Aptensio® XR, Metadate CD®, Metadate ER®, Ritalin LA®, Focalin XR®, Daytrana®, Quillivant XR® (lỏng) Jornay.
D-Amphetamines
- Tác dụng ngắn: Dextrostat®, Dexedrine Tabs®, Evekeo®, Zenzedi®, Adderall®, ProCentra®.
- Tác dụng kéo dài: Adderall®, Dexedrine Spansule®.
- Một số loại tác dụng kéo dài: Vyvanse®, Adderall XR®, Dyanavel® XR, Adzenys® XR-ODT.
Thuốc không kích thích bao gồm atomoxetine (Strattera®,) guanfacine (Intuniv®) và clonidine (Kapvay®). Chúng thường được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ sung hoặc có thể được sử dụng riêng nếu bác sĩ chấp thuận.
Tác dụng phụ phổ biến của thuốc điều trị ADHD là cảm giác chán ăn, khó ngủ, thường xuyên cáu gắt. Trạng thái này nhẹ và diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp mà tác dụng phụ kéo dài, liều lượng chưa thực sự phù hợp. Vì vậy cần có sự can thiệp từ bác sĩ chuyên môn điều trị.
Lưu ý: đây là thông tin mang tính chất tham khảo, không phải là sự chỉ dẫn thay thế người có chuyên môn. Cần đưa người bệnh tới khám tại các bệnh viện, chuyên khoa để có được tư vấn và phác đồ điều trị hiệu quả, an toàn nhất!
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý

- Nên biết: Bạn cần phải xác định được tâm lý, tinh thần để luôn đồng hành cùng con trong hành trị điều trị bệnh. Nếu chính bạn không chấp nhận được thì cũng không nên ép con theo khuôn khổ của mình. Thay vào đó thì chọn chuyên gia để đồng hành hỗ trợ như vậy sẽ tốt hơn
- Trung thực và tích cực: những người bị ADHD họ không hề muốn khác biệt, họ rất nỗ lực để đi đúng hướng. Cần tâm sự thật lòng về điều mà bạn mong muốn cải thiện cho người bị ADHD, luôn động viên tích cực, công nhận mọi nỗ lực cố gắng của họ cho dù là nhỏ nhất.
- Tranh luận văn minh: bạn cần tránh buộc tội và tập trung vào hành vi của những người mắc ADHD bởi đây là “thao túng tâm lý”. Cần có sự tranh luận văn minh, công bằng, quản trị cảm xúc thật tốt. Thay vì la hét thì bạn cần nói chuyện nhẹ nhàng, bình tĩnh xử lý.
- Hạn chế mắng nhiếc nặng lời: khi thực hành chữa chứng ADHD bạn cần phải kiềm chế nóng tính, kiên trì đồng hành cùng con. Con chưa hiểu và chưa cải thiện rõ ràng thì có thể là phương pháp trị liệu chưa phù hợp
- Luôn tạo tiếng cười, thoải mái: để giải tỏa căng thẳng trong con thì cha mẹ nên pha trò cười, để bé luôn thoải mái vui đùa, hạn chế được trạng thái lo lắng, có khả năng quản lý cảm xúc của mình tốt hơn
- Làm tấm gương cho con noi theo: con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Do đó mà cha mẹ cần phải điều chỉnh, làm mẫu để con có hành vi và bắt chước đúng.
Điều chỉnh lại hành vi của người xung quanh
Đối với những bé mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thì các hành vi của những người xung quanh có tác động mạnh đến hành vi của bé. Do đó mà cha mẹ, ông bà môi trường sống là tấm gương phản chiếu lên những người mắc bệnh ADHD
Khi bé phạm sai lầm, hoặc tăng động quá mức thì chỉ nên nhắc nhở nhẹ nhàng, kiên nhẫn với con, điều chỉnh tỉ mỉ từng hành vi một cách chậm rãi, đừng nóng vội mà làm hỏng mọi chuyện.
Có chế độ ăn uống phù hợp
Thực phẩm nên ăn: cha mẹ cần tích cực cho con ăn nhiều rau củ quả, uống vitamin cùng các chất dinh dưỡng tốt để bồi bổ sức khỏe, não bộ và thần kinh để con có đủ thể chất và tinh thần hợp tác điều trị
Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất tạo màu, chất bảo quản hay các chất gây dị ứng nguy hiểm. Nên hạn chế các loại đồ uống có ga, bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh,…
Trị liệu tâm lý cho người bệnh
Từ phía cha mẹ người thân cần ưu tiên dành nhiều thời gian, quan tâm lắng nghe con nói, tâm sự từ những điều nhỏ nhất để hiểu và đồng cảm với con. Hạn chế quát nạt đánh mắng, nên làm bạn cùng con để dễ dàng điều trị bệnh.

Nhờ sự can thiệp hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia trị liệu. Những người đã có chuyên môn, có sự nghiên cứu về não bộ giải quyết triệt để nguyên nhân căn nguyên gây bệnh. Đồng thời các chuyên gia tâm lý cũng có sự đóng góp ý kiến giúp cha mẹ dễ dàng đồng hành cùng con trong việc cải thiện bệnh.
Cần giảm bớt căng thẳng áp lực cho người bệnh
Người mắc ADHD thường bồn chồn, lo lắng, khó kiềm chế được cảm xúc được bộc phát ra bằng hành động. Đây cũng chính là căng thẳng, áp lực đã gây ra và họ đang phải chịu đựng. Để giúp người bệnh dễ chịu, kiềm chế lại được thì cần cho họ thư giãn, nghỉ ngơi, đầu óc thoải mái như vui chơi, nghe nhạc,…
Có sự hỗ trợ từ phía trường học
Khi con đến độ tuổi đến trường việc trẻ mắc ADHD sẽ có sự khác biệt nổi trội so với bạn bè đồng lứa tuổi, ngoài thái độ hành vị của cha mẹ đối với con thì cần có sự hỗ trợ từ phía thầy cô giảng dạy bé. Không nên có thái độ kỳ thị, miệt thị, tạo cho bé thoải mái, không căng thẳng không cảm thấy bị cô lập, hay bạn bè trêu đùa. Để có được môi trường học tập rèn luyện lý tưởng không là dễ dàng. Bởi hiện nay tại Việt Nam chứng rối loạn tăng động giảm chú ý chưa được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ trẻ mắc phải ngày càng tăng.

FAQs câu hỏi thường gặp về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
Một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, sau đây là một vài giải đáp
ADHD có phải là bệnh tâm thần không?
ADHD KHÔNG PHẢI là bệnh tâm thần, bởi ADHD là chứng rối loạn phát triển thần kinh. Còn thuật ngữ bệnh tâm thần chỉ bất kỳ yếu tố nào tác động ảnh hưởng đến tâm trạng, hành vi hoặc suy nghĩ. ADHD chỉ biểu hiện, trạng thái hoạt động khác biệt so với mọi người, người bình thường ở mức 5 thì người bị ADHD ở mức 7 8.
ADHD có phải là bị tự kỷ không
ADHD không phải là 1 dạng tự kỷ. Dù cả 2 đều là rối loạn phát triển thần kinh. Nhưng ADHD là bộc phát bên ngoài còn tự kỷ là những biểu hiện “hướng nội”, một mình một thế giới
ADHD có phải là khuyết tật học tập không?
Hội chứng tăng động giảm chú ý ADHD không phải là một dạng khuyết tật học tập du có ảnh hưởng tới trí thông minh. Trẻ bị ADHD thì nguy cơ mắc khuyết tật học tập cao từ 30 – 40%. Trẻ bị ADHD hoàn toàn có điều kiện, cơ hội để tham gia trải nghiệm các dịch vụ giáo dục đặc biệt.
Tạm kết:
Hội chứng tăng động giảm chú ý có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên đối tượng được mọi người nhắc tới cho bệnh này chính là trẻ em. Cha mẹ nên là người quan sát đồng hành cùng con để kịp thời phát hiện và có sự can thiệp chính xác không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. Như vậy bài viết đã cung cấp thông tin giải thích chi tiết về bệnh ADHD là gì? Các triệu chứng, cách điều trị hiệu quả, theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều thông tin hay nhé!