HomeHot trendZ new7 Chùa cầu duyên ở Hà Nội nổi tiếng - Đi một...

7 Chùa cầu duyên ở Hà Nội nổi tiếng – Đi một về hai 

Đi chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng đời sống tinh thần của người Việt Nam. Đi chùa không chỉ cầu bình an may mắn, sức khỏe tiền tài mà ngày nay nhiều bạn trẻ đi chùa để cầu duyên. Tết này nếu bạn đang còn cô đơn lẻ bóng thì cùng tham khảo ngay 7 chùa cầu duyên ở Hà Nội nổi tiếng linh thiêng, đi về là “thoát ế”

7 chùa cầu duyên linh thiêng ở Hà Nội

1. Chùa Hà

Địa chỉ: phố chùa Hà, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

Chùa Hà
Chùa Hà

Đứng đầu tiên trong danh sách những địa điểm cầu duyên linh thiêng ở Hà Nội, không thể không nhắc đến chùa Hà. Đây là địa chỉ cầu duyên nổi tiếng của các bạn trẻ ở Hà Nội. Ngôi chùa càng trở nên nổi tiếng hơn khi mạng xã hội phát triển. Nhưng không có nhiều người biết về lịch sử ngôi chùa, khi chùa Hà thờ hai vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương, chứ không phải thờ ông Tơ bà Nguyệt hay tích về duyên đôi lứa như mọi người vẫn lầm tưởng.

Chùa Hà được xây dựng với phong cách kiến trúc cổ kính mang đậm dáng dấp của các ngôi chùa của Việt Nam. Chùa là nơi lưu giữ chuông đồng Thánh Đức – di vật thời Tây Sơn. Ngay nay chùa Hà trở thành địa điểm cầu duyên lớn nhất Hà Nội mà các bạn trẻ cô đơn, lẻ bóng tìm về để mong có được sự tác hợp tình duyên từ thế giới tâm linh

Xem thêm: Thao túng tâm lý là gì? Biểu hiện và cách để không bị thao túng

2. Phủ Tây Hồ

Địa chỉ: 52 Đặng Thai Mai, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm linh thiêng từ xa xưa, một trong tứ trấn của Hà Nội. Phủ Tây Hồ nổi tiếng với kiến trúc, lịch sử tâm linh được nhiều người buôn bán, làm ăn đi lễ để xin lộc, đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ tìm đến để cầu duyên.

Phủ Tây Hồ là nơi lưu giữ khối di vật khá phong phú mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ở thế kỉ XIX, XX. Những bộ tượng tròn, hoành phi câu đối và bức đại tự viết “thiên tiên trắc giáng” – tiên trời xuất hiện.

Phủ Tây Hồ là nơi thờ phụng Công chúa Liễu Hạnh – người phụ nữ tài hoa, đức độ, giỏi cầm ca và thơ phú. Đây cũng là 1 trong những vị thánh trong tín ngưỡng Tứ phủ của Việt Nam

Tương truyền, Phủ Tây Hồ được trạng nguyên Phùng Khắc Khoan lập nên sau khi có duyên hội ngộ và xướng họa thi ca cùng công chúa Liễu Hạnh. Do đó mà đây trở thành địa điểm rất linh thiêng và luôn đông đúc tấp nập tại Hà Nội

3. Am Mỵ Châu – Đền Cổ Loa

Địa chỉ: xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội

 Am Mỵ Châu - Đền Cổ Loa
Am Mỵ Châu – Đền Cổ Loa

Am Mỵ Châu hay Am Bà Chúa, đền thờ Mỵ Châu là nơi thờ công chúa Mỵ Châu không đầu, với lời hứa của nàng quay về hầu cha. Với cây đa trước am tương truyền do Ngô Quyền trồng là chứng tích lịch sử rõ nhất cho am thờ này.

Khu am thờ được chia thành 2 phần chính. Tiền tế là ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ 3 gian, lợp mái ngói ta. Tại gian giữ có ban thờ gọi là “

Mỵ Châu trong truyền thuyết An Dương Vương nỏ thần nổi tiếng với câu chuyện tình yêu khắc cốt ghi tâm với chàng Trọng Thủy. Do đó mà được dân gian truyền tai nhau đây là nơi cầu duyên rất linh thiêng, vì vậy mà mỗi dịp xuân tới thì đây là địa điểm để nhiều bạn trẻ lựa chọn để cầu duyên.

4. Chùa Phúc Khánh

Địa chỉ: cầu vượt Ngã Tư Sở, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Hà Nội

Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh hay Tổ Đình Phúc Khánh là địa điểm vô cùng linh thiêng và thu hút đông đảo du khách thập phương và người dân thủ đô mỗi dịp tết đến xuân về. Vào ngày 15/1 âm hằng năm tại đây làm lễ dâng sao giải hạn rất lớn.

Ngôi chùa tọa lạc ở khu vực dân cư đông đúc nhưng vẫn nổi bật với lối kiến trúc thờ Phật truyền thống, các bố trí thờ tự từ ngoài vào trong. Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai.

Phía Hậu cung có đặt tượng Cửu Long, tượng Phạm Thiên, Đế Thích, Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn và Tam thế. Cùng với đó là rất nhiều di vật như 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII, 21 tấm bia đá chuông đồng, cửa võng 14 bộ,….

Tổ đình Phúc Khánh là điểm tâm linh, cầu duyên cầu may cầu tài mà bạn không nên bỏ qua trong dịp du xuân tết Nguyên Đán này

5. Chùa Trấn Quốc

Địa chỉ: đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên hòn đảo nhỏ phía Đông của Hồ Tây khi bốn về là nước mênh mông hữu tình. Bên cạnh đó chùa Trấn Quốc còn là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất tại Việt Nam mà ai tới Hà Nội cũng nên ghé thăm một lần.

Thời Lý Trần là giai đoạn phát triển cực thịnh của Phật giáo do đó mà chùa Trấn Quốc được lựa chọn là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Cho đến ngày nay chùa trở thành địa chỉ du lịch tâm linh, nơi cầu duyên linh thiêng được nhiều bạn trẻ tìm đến. Đây là nơi mà các đôi nam nữ, những người cô đơn lẻ bóng đến dâng lễ để xin tình duyên suôn sẻ, sớm có đôi có lứa, tìm được ý trung nhân phù hợp.

6. Chùa Láng

Địa chỉ: phố chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Chùa Láng
Chùa Láng

Chùa Láng được biết đến là ngôi chùa thờ Thiền Sư Từ Đạo Hạnh được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông, ngoài tên gọi là chùa Láng thì còn có tên gọi khác là Chiêu Thiền Tự. Với thiết kế cổng tam quan đồ sộ vững chắc cùng bốn cột vuông kết hợp ba mái vòm cong, các mái được gắn với giàn sườn tạo nên sự uy nghi cổ kính. Đây là lối thiết kế mà giúp cho mọi người có sự liên tưởng đến thiết kế cổng Phủ Chúa.

Đến thăm chùa Láng du khác có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều công trình nổi bật như Bát Giác, nhà bái đường, nhà thiều hương, thượng điện,….Đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ ở Hà Nội được nhiều người dân và các bạn trẻ đến cầu duyên, cầu may mắn bình an cho gia đình người thân.

7. Chùa Quán Sứ

Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ nổi bật với nét đặc trưng nghệ thuật kiến trúc mang đậm phong cách của nhiều ngôi chùa phía Bắc. Với lối xây dựng truyền thông “nội Công ngoại Quốc” đã tạo nên sự ấn tượng cho ngôi chùa theo thời gian.

Sau nhiều lần trùng tu và nâng cấp thì chùa Quán Sứ vẫn giữ được những nét kiến trúc tiêu biểu và cổ kính. Vào những dịp lễ tết thì chùa Quán Sứ là một trong những địa điểm tâm linh được người dân và các bạn trẻ ghé thăm để cầu bình an, may mắn và tình duyên cho năm mới.

Đi chùa cầu duyên cần chuẩn bị gì?

Khi đi lễ chùa cầu duyên thì tùy thuộc vào địa điểm nơi bạn đi như thế nào bởi từng nơi sẽ có cách bày trí, thờ tự khác nhau do đó khó có quy chuẩn nào. Nhưng sau đây là những đồ sắp lễ cơ bản để dâng cúng bạn có thể tham khảo:

  • Hoa quả: Mỗi mùa trong năm lại có những loại hoa quả khác nhau nên bạn hãy chọn những loại hoa quả có màu sắc sặc sỡ như màu vàng, màu xanh, màu đỏ, màu trắng, màu tím.
  • Trầu cau: Cần chuẩn bị 1 quả cau và 3 lá trầu.
  • Các loại bánh: Bánh chưng và bánh dày mỗi loại một cái, bánh xu xê là một đôi.
  • Tiền vàng: Nên có 5 lễ.
Đi chùa cầu duyên cần chuẩn bị gì?
Đi chùa cầu duyên cần chuẩn bị gì?

Đối với những bạn muốn đi cầu duyên ở chùa Hà – Hà Nội thì cần sắm những đồ lễ sau:

  • Lễ Ban Tam Bảo với mục đích cầu cuộc sống bình an: Hương, hoa, nến là những đồ lễ bắt buộc. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm bánh kẹo, hoa quả, oản bột theo tùy tâm, tuy nhiên ở ban thờ này bạn không cúng đồ ăn mặn và tiền vàng.
  • Lễ Ban Đức Chúa Công nhằm cầu con đường công danh sự nghiệp rộng mở: Rượu, thuốc, tiền vàng, đồ ăn mặn theo tùy ý gia chủ.
  • Lễ Ban Mẫu: Đây là ban thờ cầu tình duyên, bạn cần chuẩn bị tiền vàng, trầu cau, hoa, đây là những vật phẩm bắt buộc. Bên cạnh đó, bạn có thể sắm thêm bánh kẹo, chuẩn bị tiền lẻ để làm công đức sau đó.

Bài văn khấn cầu duyên đầy đủ nhất

Nam mô A di đà Phật, nam mô A di đà Phật, nam mô A di đà Phật.

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:…

Sinh ngày:… (Âm lịch)

Ngụ tại:…

Hôm nay ngày … (Âm lịch), con đến chùa (hay Thánh Đức Tự) thành kính dâng lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đạo con trong thời gian qua – phần tạ.

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu đại xá tha thứ cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt hơn, nguyện làm việc thiện, tránh xa những việc ác – phần sám hối và hứa.

Cúi xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện. Cho con gặp được người … (đoạn này viết cầu xin bạn đời như thế nào tùy mỗi người), tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung. Cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống hoặc cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu đã muốn tiến đến hôn nhân) – phần xin.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật, nam mô A di đà Phật, nam mô A di đà Phật.

Cẩn cáo (nói xong vái 3 vái) – kết thúc phần lễ.”

Sau đó bạn có thể chờ khi thấy nhang cháy được 2/3 nén rồi thì bắt đầu xin rồi hạ lễ hóa tiền vàng. Phần lộc thì giữ lại túi gạo muối và diêm, còn hoa quả bánh kẹo có thể tán cho mọi người. Khi về nhà, ngay ngày hôm đó bố trí thời gian để niệm chú của đức Dược sư lưu ly quang Phật. Số lần niệm tùy theo thời gian của mỗi người không bắt buộc. Khi niệm nên nghiêm trang, nói thầm thì chỉ bản thân nghe thấy, người ngoài không nghe thấy được, không nói ý nghĩ niệm chú cho người khác nghe. Chú niệm như sau:

“Nam mô bạc già phạt đế, bệ sái xã lũ rô bệ lưu ly, bát lạt bà, bát ra xà dã, đát tha yết da gia, a la hát đế, tam điểu tam bột đà gia. Đát điệt tha. án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.”

Những lưu ý khi đi chùa cầu duyên

Một vài lưu ý nhỏ khi đi lễ chùa cầu duyên mà bạn cần phải nắm bắt được để tránh bị “vô duyên”:

  • Nên mặc trang phục nhã nhặn, quần áo nghiêm chỉnh, với những bạn gái thì hạn chế mặc váy quá ngắn, tốt nhất thì nên mặc quần, áo thì mặc kín đáo không nên hở quá nhiều
  • Tránh nói chuyện to, gây ồn ào trốn linh thiêng
  • Không nên hái hoa, bẻ cành hay lấy bất cứ vật gì ở chùa, đền cái gì không phải của mình không nên lấy.
  • Lễ to hay lễ nhỏ không quyết định đến sự linh ứng mà quan trọng nhất là thành tâm

Tạm kết

Trên đây là những tổng hợp về những ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội linh thiêng được nhiều bạn trẻ lựa chọn để cầu được tình duyên, tình yêu. Việc đi chùa chỉ là phụ còn yếu tố chính vẫn là bản thân chúng ta nên mở lòng nhiều hơn, có nhiều mối quan hệ giao lưu gặp gỡ giúp tìm được người yêu, người bạn đời ưng ý. Hy vọng bài viết là gợi ý hay dành cho bạn, lưu lại ngay nhé! Chúc bạn may mắn!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI

spot_img