HomeHot trendZ newThoát ế với 13 ngôi chùa cầu duyên ở Sài Gòn linh...

Thoát ế với 13 ngôi chùa cầu duyên ở Sài Gòn linh thiêng 

Đầu xuân năm mới là thời điểm thích hợp để nhiều bạn trẻ đi chùa cầu bình an, sức khỏe. Với những người cô đơn lẻ bóng thì đi chùa cầu duyên đã trở thành việc làm thường xuyên và ưu tiên trong dịp du xuân đầu năm. Cùng bantinz điểm danh những ngôi chùa cầu duyên ở Sài Gòn nổi tiếng trong bài viết này nhé!

13 ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Sài Gòn

Nếu bạn ở Sài Gòn dịp đầu năm thì không nên bỏ qua những địa điểm cầu duyên nổi tiếng sau đây!

Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng – Phước Hải Tự là một ngôi chùa cổ nằm trong trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XX bởi người gốc Trung Quốc tên Lưu Minh. Đây là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng là nơi mà Lưu Minh dùng để họp kín để có kế hoạch lật đổ nhà Mãn Thanh.

Kiến trúc của chùa Ngọc Hoàng vô cùng nổi bật mang đậm phong cách Trung Hoa. Mái ngói âm dương, bờ nóc, góc mái đều có tượng màu trang trí. Phần bên trong điện thờ ngày nay được trùng tô giữ lại những nét đặc trưng kiến trúc cổ từ hoa văn, họa tiết đến bối cảnh tổng thể đều ấn tượng thu hút được ánh nhìn

Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng

Chùa đã trở thành địa chỉ nổi tiếng với sự linh thiêng trong việc cầu bình an, sức khỏe, tình duyên và cầu con. Nhiều người tin rằng chỉ cần đến đây thắp hương và chạm vào tượng ông Tơ bà Nguyệt thì sẽ được se duyên, tìm được người phù hợp

Nếu bạn đang lận đận tình duyên, mà tết này chưa biết đi cầu duyên ở đâu thì chùa Ngọc Hoàng đáng là địa điểm để bạn lui tới đó!

Địa chỉ: số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 7h30 – 19h, các ngày trong tuần

Xem thêm: Red Flag là gì? Dấu hiệu nhận biết Red Flag trong tình yêu

Tu viện Khánh An

Địa chỉ tiếp theo mà bài viết muốn giới thiệu đó là Tu viện Khánh An, dù nằm khá xa thành phố nhưng lại rất nổi tiếng. Đây là công trình Phật giáo mang đậm chất Nhật Bản, tới đây bạn sẽ phải ngỡ ngàng và thán phục trước vẻ đẹp của “Tokyo” thu nhỏ tại Việt Nam

Tu viện Khánh An
Tu viện Khánh An

Tu viện do tổ sư Trí Hiền sáng lập vào năm 1905 hay còn có tên gọi là thầy Năm Phận – chùa Thầy Phận. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, biến đổi theo thời gian hiện nay không gian Tu viên rộng lớn, diện tích lên đến 6000 m2 được thiết kế hoành tráng rộng rãi, mang đậm phong cách kiến trúc các ngôi chùa Nhật, nổi bật là khu nhà tăng và khách đường với kết cấu bằng gỗ sơn, sơn màu giả gỗ cùng đường sắc thái màu đỏ đặc trưng của đất nước Phù Tang.

Tu viện Đã bao gồm những công trình công trình xây dựng hoành tráng như cổng Tam Quan, Phật Đường Tỉnh Thức, khu Pháp Đường Chánh Niệm, khu Tăng Đường Vững Chãi, Khách Đường, Thất Vô Sự, Lầu Ngắm Phật, sân vườn Quan Âm, Dấu Xưa, Cõi trở về, Ngồi Giữa Gió.

Nơi đây trở thành địa điểm du lịch tâm linh không chỉ được du khách Việt Nam yêu thích và du khách nước ngoài cũng tìm đến khá nhiều. Bạn lưu ngay địa chỉ để dịp xu xuân đầu năm rủ hội “chị em bạn dì” tới thăm quan vãn cảnh cũng như cầu tình duyên nhé!

Bên cạnh đó Tu viện Khánh An cũng thường xuyên có những khóa tu, khóa thuyết giảng pháp của nhiều sư thầy nhằm chia sẻ giao lưu kiến thức tới tăng ni phật tử, cũng giúp cho nhiều người có thêm kinh nghiệm sống quý báu.

Địa chỉ: Số 3D, Quốc lộ 1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: Sáng: 5h – 12h, Chiều 13h30 – 20h30, tất cả các ngày trong tuần, miễn phí vé vào cửa

Chùa Bửu Long – địa điểm cầu duyên nổi tiếng tp.Hồ Chí Minh

Chùa Bửu Long là một trong những ngôi chùa được tạp chí National Geographic bình chọn là 1 trong 10 công trình Phật giáo sở hữu thiết kế đẹp nhất.

Chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long

Với thiết kế của chùa Bửu Long mang đậm nét kiến trúc của đất nước chùa Vàng với vẻ đẹp nguy nga tráng lệ nhưng vẫn mang hơi hướng tâm linh, bình an. Tới đây du khách được cảm nhận rõ rệt về sự kết hợp giữa kiến trúc Phật giáo nguyên thủy và đặc trưng văn hóa Việt.

Bên cạnh đó tháp Gotama Cetiya tại đây có chiều cao đến 56m với sức chứa 2000 người và được công nhận là ngọn bảo tháp cao nhất Việt Nam. Không gian nơi đây rộng rãi thoáng mát tạo cảm giác yên bình, con người được hòa mình với thiên nhiên gạt bỏ những mệt mỏi gánh nặng về cơm áo gạo tiền trong cuộc sống khi tới đây.

Nằm tách biệt với thành phố, giữa đồi cây xanh mát, chùa Bửu Long mang nét yên bình, thanh tịnh. Đến đây, người ta như rũ bỏ hết mọi ưu phiền, mệt mỏi, sân si của cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, nơi đây trở thành điểm hành hương, lễ Phật, ngồi thiền yêu thích của các tín đồ Phật giáo.

Chùa Bửu Long được mệnh danh là “ngôi chùa không nhang khói” do đó mà tới đây chỉ cần lòng thành, không phân biệt lễ to hay nhỏ. Nơi đây không chỉ là địa điểm cầu tình duyên linh thiêng mà còn là địa điểm du lịch tâm linh nhất định không thể bỏ qua khi đến thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: số 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 8h – 18h các ngày trong tuần

Lăng Ông Bà Chiểu – Chùa cầu duyên ở Sài Gòn nổi tiếng

Ở Sài Gòn mà tìm địa chỉ cầu duyên nổi tiếng chắc chắn nhiều người sẽ nhắc đến Lăng Ông Bà Chiểu. Đây là một công trình văn hóa tâm linh lớn nhất tại Sài Gòn. Nơi đây là lăng thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) vị tướng tổng trấn thành Gia Định. Có tên gọi như vậy là do ngày xưa nếu gọi thẳng tên thì sẽ “phạm húy”. Lăng nằm cạnh chợ Bà Chiểu nên nhân dân đã gọi luôn là Lăng Ông Bà Chiểu

Với nét kiến trúc mang đậm dấu ấn của kiến trúc Việt Nam thời xa xưa với tông màu chủ đạo gồm đỏ, vàng, trắng,…Những họa tiết, điêu khắc rồng, phượng công phu, tỉ mỉ đã tạo nên một công trình kiến trúc văn hóa tâm linh vượt thời gian trở thành địa chỉ cầu tình duyên, bình an cực kỳ nổi tiếng của Sài Gòn

Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu hay còn gọi là Thượng Công Miếu, với lăng mộ được bao bọc bởi bức tường dài 500m và có 4 cổng đều hướng ra 4 con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng. Vào các ngày 29, 30 tháng 7, mùng 1, 2 tháng 8 âm lịch thì tại đây tổ chức lễ giỗ cho Tả quân Lê Văn Duyệt.

Giữa lòng thành phố ồn áo náo nhiệt tấp thật thì khung cảnh ở Lăng Ông Bà Chiểu thật bình yên. Bạn hãy lưu lại địa chỉ này ngay để tết này tới thăm quan vãn cảnh cầu duyên nhé!

Địa chỉ: Vũ Tùng, Phường 1, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 7h – 17h tất cả các ngày trong tuần

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc tại vị trí có nhiều người Hoa sinh sống do đó mang chùa cũng mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa. Trước kia tên chính xác là Thiên Hậu Miếu trong tiếng Hoa, sau đó được phiên âm ra tiếng Việt và được gọi là Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu

Ngôi chùa có lịch sử tồn tại hơn 260 năm giữa thành phố xa hoa nhộn nhịp. Đây trở thành địa điểm cầu may mắn, sức khỏe, tình duyên cho tất cả mọi người.

Chùa Bà Thiên Hậu là nơi lưu giữ khoảng 400 đồ cổ khác nhau như bức tranh đắp nổ hình tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng, đỉnh trầm, câu đối, tranh nổi, bia đá, tượng đá,….Đây trở thành địa điểm tâm linh cầu nguyện bình an, tài lộc, cầu duyên cực linh thiêng tại Sài Gòn

Điểm đặc biệt gây ấn tượng với du khách chính là những chiếc vòng nhang treo lơ lửng trên không độc đáo. Khi tới viếng thăm mọi người có thể mua vòng nhang ghi lại lời cầu nguyên lên giấy và treo lên cùng với nhang để đạt được tâm nguyện

Địa chỉ: Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: Sáng 6h-11h30, Chiều 13h-16h30

Chùa Bà Ấn Độ

Một ngôi chùa mang đậm thiết kế của Ấn Độ mà bài viết muốn giới thiệu đến bạn đó chính là chùa Bà Ấn tại đây không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Sài Gòn mà còn là nơi cô đơn muốn tìm được ý trung nhân của cuộc đời đến đây để cầu duyên.

Chùa Bà Ấn còn có tên gọi khác là Mariamman – nữ thần ban đến sự thịnh vượng, hành phúc cho người dân, hình ảnh của bà là một người phụ nữ xinh đẹp với khuôn mặt, trang phục hung đỏ có nhiều tay tượng trung cho sức mạnh. Kiến trúc vô cùng độc đáo với hình chữ U mang hơi hướng của Hindu giáo, chạy dọc 2 bên tường là tượng 18 vị thần tượng trưng cho 18 ước nguyện. Được xây dựng từ thế kỷ XX do một bộ phận người Ấn nhập cư vào Việt Nam sinh sống gần đền cho đến hiện nay.

Chùa Bà Ấn Độ là nơi linh thiêng mà rất nhiều người tín tâm tìm đến hằng năm dâng tế vật phẩm như nhang, hoa quả, gạo, dầu ăn,…để cầu nguyện làm ăn phát đạt, công thành danh toại, may mắn và bình an

Tết này nếu chưa biết đi đâu chơi thì chùa Bà Ấn là địa điểm đáng để bạn ghé thăm cầu bình an, hạnh phúc, tình duyên được hanh thông, thuận lợi!

Chùa Bà Ấn 
Chùa Bà Ấn 

Địa chỉ: Số 45, đường Trương Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 9h – 20h tất cả các ngày trong tuần

(Mỗi ngày 10h sáng và 18h tối diễn ra Lễ hiến tế bằng lửa cúng bà Mariamamman và các thần được cử hành)

Miếu Phù Châu

Miếu Phù Châu hay còn có tên gọi khác là Miếu Nổi là một địa điểm du lịch tâm linh rất độc đáo không chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh mà còn cả Việt Nam. Với vị trí tọa lạc trên cồn đất nhỏ của sông Vàm Thuật xung quanh miếu bốn bề là nước, tạo nên khung cảnh thơ mộng có chút huyền bí, ấn tượng tách biệt hoàn toàn với thế giới xung quanh.

Miếu Phù Châu
Miếu Phù Châu

Để có thể tham quan vãn cảnh du khách cần phải đi đò sang. Điểm ấn tượng đầu tiên chính là hình ảnh con rồng điêu khắc tinh xảo, cổng ngũ quan được chạm khắc tinh tế. Với phong cách xây dựng mang đậm nét kiến trúc của Việt Nam và Trung Hoa.

Miếu Nổi Phù Châu là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Bà Chúa Xứ Châu Đốc, Cửu Huyền được xây dựng vào thế kỷ XX do Lưu Minh người gốc Hoa. Với lịch sử hơn 300 năm cùng nhiều sự tích truyền tai linh thiêng nơi đây được mệnh danh là nơi cầu được ước thấy.

Địa chỉ: Sông Vàm Thuật, phường 5, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 8h – 18h, các ngày trong tuần

Chùa Vạn Đức

Chùa Vạn Đức là ngôi chùa cầu duyên rất nổi tiếng ở Sài Gòn sở hữu nét kiến trúc độc đáo, với không gian rộng rãi được một gia đình trong vùng hiện tặng đất và nhà cho trụ trì.

Ngôi chùa nổi bật với khu chính điện có chiều cao 43,5m và được công nhận là ngôi chùa “có chánh điện cao nhất Việt Nam”. Kết cấu của tòa chánh điện như một ngôi tháp cao, trên đỉnh như đài hoa sen, phần mái thì lợp ngói lưu ly màu xanh và được điêu khắc hình bông sen rất tinh xảo tạo nên sự linh nghiệm, nhiệm màu phật pháp.

Chùa Vạn Đức
Chùa Vạn Đức

Bước vào bên trong khu nội điện thờ Phật bạn sẽ phải ngỡ ngàng với không gian vô cùng rộng rãi, phần trần được trang trí những bức phù điêu các cảnh cõi trời xanh, mây trắng giúp cho du khách như lạc vào trốn “bồng lai tiên cảnh”. Điểm xuyết trong không gian đó là những ô cửa sổ trông như những đám mây, từng ô cửa là từng bức tranh đức Phật giúp không gian càng nhiệm màu hơn.

Không chỉ nổi tiếng là địa điểm cầu duyên được nhiều bạn trẻ lưu tới mà chùa Vạn Đức còn là nơi cầu con cái của nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Nếu đầu xuân bạn chưa biết tới tham quan vãn cảnh ở đâu thì chùa Vạn Đức cũng là một gợi ý khá hay ho đó.

Địa chỉ: Đường Tô Ngọc Vân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 7h – 19h, các ngày trong tuần

Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm là ngôi chùa có tuổi đời lâu và cổ nhất tại Sài Gòn. Với lối kiến trúc không gian đặc trưng của Nam Bộ, với thiết kế theo chữ Tam, ba dãy nhà ngang được nối liền với nhau tạo được bố cục hình chữ nhật gồm: chính điện, giảng đường, nhà trai (nhà ông Giám).

Từng không gian kiến trúc của chùa Giác Lâm đều tỉ mỉ, chạm khắc tinh xảo tạo nên không gian bình yên từ cảnh vật cho đến con người, giúp du khách được thư giãn, tạm gác sự xô bồ, tấp nập ngoài kia. Một số địa điểm mà mọi người lưu tâm khi đến chùa là: bảo tháp Xá Lợi, ba khu tháp mộ cổ, khu chưng bày hiện vật lịch sử.

Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm là địa điểm tâm linh không chỉ của người dân Sài Gòn mà còn là của nhiều du khách thập phương tới chiêm ngưỡng, vái vọng. Được các bạn trẻ lựa chọn là địa điểm du xuân đầu năm để cầu nguyện bình an, tình duyên linh thiêng.

Địa chỉ: số 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 7h – 21h các ngày trong tuần

Chùa Ông thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Ông hay còn gọi là miếu Quan Đế – Nghĩa An Hội Quán. Đây là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu tại Sài Gòn, công trình này được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nơi đây thờ Quan Công, Thiên Hậu nguyên quân, Tài Bạch tinh quân, kể từ khi xây dựng chùa Ông được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính, đặc trưng của kiến trúc xưa.

Chùa Ông cũng mang nét kiến trúc cổ kính. Chùa gồm nhiều dãy nhà khép kín vuông góc, tạo thành chữ “Quốc” hoặc chữ “Khẩu”. Kiến trúc tổng thể bao gồm: tiền điện, sân thiên tỉnh, chính điện, văn phòng hội quán dọc theo 2 bên điện thờ.

Chùa Ông - chùa cổ của người Hoa ở Sài Gòn
Chùa Ông – chùa cổ của người Hoa ở Sài Gòn

Trong chính diện gồm tượng thờ, cột gỗ treo câu đối, bao lam, hoành phi và khám thờ được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Bên cạnh đó, màu sắc chủ đạo là màu đỏ càng thể hiện đậm nét phong cách Triều Châu của ngôi chùa.

Vào dịp Tết, chùa Ông là nơi tổ chức đấu đèn, phát lộc, ca kịch Phúc Kiến… khiến cho cả khu Chợ Lớn rộn ràng hẳn lên. Sau khi hành hương, dâng lễ, nhiều người thường đến ngựa Xích Thố để chui qua bụng ngựa 3 vòng. Tiếng kêu leng keng và vang vọng của chuông vang lên sẽ xóa đi mọi xui xẻo, đem lại sự may mắn, tài lộc giúp cả năm được hanh thông. 

Người dân cũng đến nơi đây để cúng bái rất nhiều trong ngày vía Bạch Hổ. Đây là một trong những tập tục truyền thống của người Hoa với ý nghĩa cầu bình an, may mắn và xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo phá rối mình. Những ngày này, chùa lúc nào cũng ấm mùi nhang khói xoắn ốc, tạo nên khung cảnh tôn nghiêm và yên bình.

Địa chỉ: 676 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 9h – 17h các ngày trong tuần

Chùa Xá Lợi – Chùa cầu duyên ở Sài Gòn

Chùa Xá Lợi được xây dựng vào năm 1956 gắn liền với sự kiện lịch sử chấn động lúc bây giờ đó chính là hành động tự thiêu của tu sĩ Thích Quảng Đức để phản đối chính sách đàn áp Phật tử của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Chùa Xá Lợi - Chùa cầu duyên ở Sài Gòn
Chùa Xá Lợi – Chùa cầu duyên ở Sài Gòn

Với thiết kế đặc trung của Việt Nam. Khuôn viên chùa gồm cổng tam quan, chính điện, giảng đường, tháp chuông, khu vực vườn cảnh, và nhiều công trình khác. Tới đây du khách được thăm quan 15 bộ tranh mô phỏng lại lịch sử của Đức Phật từ khi sinh ra đến khi niết bàn.

Chùa Xá Lợi không chỉ là nơi linh thiêng mà còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động giao dục sinh hoạt văn hóa Phật giáo của người dân thành phố

Địa chỉ: số 89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 7h – 19h, tất cả các ngày trong tuần

Chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn

Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa theo Phật giáo Bắc Tông (hệ phái Đại Thừa) rất nổi tiếng ở Sài Gòn, được xây dựng theo nguyên mẫu của ngôi cổ tự cùng tên ở Bắc Giang vào năm 1964 và bắt đầu hoạt động từ năm 1971 đến nay. Là địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh mà du khách không nên bỏ qua.

Ở giữa lòng thành phố xô bồ, đất chật người đông nhưng chùa Vĩnh Nghiêm vẫn sở hữu những công trình thiết kế đồ sộ như: cổng Tam Quan, tòa nhà trung tâm, Tháp Quán Thế Âm 7 tầng, Tháp Xá Lợi, Tháp Vĩnh Nghiêm. Tạo nên một bức tranh tổng thể ấn tượng

Chùa Vĩnh Nghiêm - một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Sài Gòn
Chùa Vĩnh Nghiêm – một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Sài Gòn

Vào những dịp lễ tết đặc biệt nhiều bạn trẻ đã đến đây cầu nguyện để mong tìm được ý trung nhân, có được duyên lành hạnh phúc. Ngoài là nơi để cầu duyên, sức khỏe bình an thì chùa Vĩnh Nghiêm tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng như phát cơm từ thiện, siêu thị 0 đồng. Bạn có thể tham gia các hoạt động, trải nghiệm tìm hiểu về Phật pháp cũng như cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn

Địa chỉ: 339 Đ. Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

  • Giờ mở cửa: 7h – 21h;
  • Giá vé: Miễn phí; 
  • Bãi gửi xe máy: 339, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3;
  • Bãi gửi ô tô: 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 14, quận 3.

Chùa Bát Bửu Phật Đài – Chùa cầu duyên ở Sài Gòn

Chùa Bát Bửu Phật Đài hay chùa Phật Cô Đơn là địa chỉ được nhiều người truyền tai nhau linh thiêng khi cầu duyên. Tên gọi của chùa gây nên sự tò mò cho rất nhiều người, nhưng đây chỉ là tên gọi dân gian không chính thống. Ngày nay chùa đã đổi tên thành chùa Thanh Tâm

Chùa Bát Bửu Phật Đài - Chùa Phật Cô Đơn - Chùa Thanh Tâm
Chùa Bát Bửu Phật Đài – Chùa Phật Cô Đơn – Chùa Thanh Tâm

Chùa Bát Bửu Phật Đài được xây dựng vào năm 1955 trên diện tích khoảng 30ha do cư sĩ Lê Chí Bình phát tâm cúng dường với tâm nguyện sửa chữa lại ngôi Tam bảo để làm chỗ dữa tâm linh cho đồng bào dân tộc.

Không gian nơi đây được thiết kế bài trí ấn tượng với sự tôn nghiêm chốn cửa chùa. Chánh điện chùa Phật Cô Đơn thờ phật A Di Đà, Phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp, cùng với đó là các bức tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, Tượng Phật Chuẩn Đề Bồ Tác,….được chạm trổ tinh xảo cho du khách cảm nhận sự nhiệm màu của Phật pháp

Chùa Thanh Tâm được rất nhiều các bạn trẻ khắp nơi đến tham quan và chiêm bái với mong muốn cầu nguyện con đường tình duyên thuận lợi và sớm gặp được chân ái của cuộc đời mình.

Nhờ sở hữu tên gọi độc đáo mà nhiều người tin rằng khi đến chùa Phật Cô Đơn cầu duyên sẽ được Đức Phật gia hộ sớm thoát khỏi sự cô đơn và con đường tình duyên sớm viên mãn. Ngôi chùa đặc biệt đông khách vào các ngày cuối tuần, ngày rằm, mùng 1 và đặt biệt là vào dịp lễ valentine 14/2 các bạn trẻ sẽ về cầu duyên, may mắn, bình an khá nhiều.

Địa chỉ:22 Mai Bá Hương, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 5h – 21h, tất cả các ngày trong tuần

Mẹo cầu duyên thành công

Để việc cầu duyên diễn ra thuận lời thành công thì bạn cần thực hiện trọn vẹn theo những bước sau:

Chọn ngày đi lễ

Nhiều người vô tình bỏ qua bước này, nhưng ngày đi lễ lại rất quan trọng. Thông thường từ ngày 1 – 15 âm đầu năm sẽ khá đông để cho thanh vắng thì bạn nên ưu tiên chọn những ngày khác trong tháng. Bạn có thể tra lịch ngày đẹp để tốt cho việc cúng, xin tình duyên cho thuận lợi.

Cách hành lễ

Tùy cách thiết kế bố trí ở từng chùa do đó mà khi đi vào chùa bạn thấy gian nhỏ chính là gian sắp lễ, vị trí nằm cạnh gian chính. Sau khi sắp lễ xong thì dâng lễ lên ban Tam Bảo. Thành tâm dâng lên các ngài, phật thánh chứng cho. Bạn cũng nên quan sát hiện nay đa số các chùa đều không được tự thắp hương đề phòng cháy nổ.

Cách khấn vái

Khi khán cầu nguyện bạn cần nhớ đủ bài văn khăn có 5 điều gồm: tạ, sám hối, hứa, xin và lễ. (Bài khấn cầu duyên ở phía dưới nhé)

Mẹo nhỏ

Khi làm lễ khấn xin thì bạn cần thả lỏng đầu óc, thành tâm xin được người trong mệnh của mình tâm đầu ý hợp, chung thủy, tài đức

Nên đi chùa cầu duyên một mình (trong âm thầm), không nên bàn tán cũng như kể cho người khác biết nó sẽ mất linh ứng.

Những lưu ý khi đi chùa cầu duyên

Một vài lưu ý khi đi chùa cầu duyên mà bạn cần phải chú ý là:

  • Đến chùa, đến những nơi tâm linh là tự nguyện và thành tâm, lòng hướng thiện và thật sự cầu nguyện điều tốt đẹp không mang tâm tham sân si.
  • Trang phục lựa chọn cần phải lịch sự gọn gàng, làm sao vẫn thanh lịch kín đáo tôn nghiêm nơi cửa chùa. Tránh mặc hở hang phản cảm khi đi chùa cầu duyên, điều này vừa trái với thuần phong mỹ tục vừa bị lên án bởi những ánh mắt dè bỉu của mọi người xung quanh.
  • Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên là điều bạn nên làm, hạn chế những lời nói khiếm nhã, kém duyên nơi linh thiêng cửa chùa. Bởi đây là nơi có sự yên tĩnh bình an của thần linh, phật, thánh tránh xúc phạm tới họ
  • Lễ vật đều tùy tâm không quan trọng to nhỏ cao thấp. Bạn cứ thành tâm cầu nguyện làm điều thiện từ tâm, gieo nhân tốt thì sẽ gặt được quả ngọt
  • Có thể tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước hỏi xem thủ tục, cách thức như thế nào. Để giúp bạn thực hiện cầu duyên chuẩn nhất, đạt được kết quả tốt.
  • Đi chùa cầu duyên chỉ dành cho những người cô đơn lẻ bóng, do đó mà khi đã có người yêu hạn chế đi chùa cầu duyên cùng nhau. Thay vào đó có thể tới tham quan, vãn cảnh cầu bình an sức khỏe.
  • Những người đầu năm đi chùa cầu duyên thì cuối năm, tháng chạp cũng cần phải đến đúng chùa cầu duyên để trả lại lễ mọn (kinh nghiệm dân gian)
Những lưu ý khi đi chùa cầu duyên
Những lưu ý khi đi chùa cầu duyên

Bài văn khấn cầu duyên khi đi chùa bạn cần lưu tâm

Phần mở: Nam mô A di đà Phật (đọc 3 lần)

  • Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
  • Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
  • Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
  • Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
  • Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

–   Phần giới thiệu bản thân:

  • Con tên là: Đọc cả học và tên
  • Sinh ngày: Đọc ngày dương lịch trước rồi tương ứng với ngày âm lịch là bao nhiêu để thông tin được rõ ràng, rành mạch hơn.
  • Cư trú tại: Địa chỉ nguyên quán, có thể nói địa chỉ ở hiện tại theo sau.

–   Phần khấn:

Hôm nay ngày… (âm lịch), con đến … thành kính lễ đội ơn … (tên vị thần ở ngôi chùa đó) đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (vái).

Chúng con là người trần mắt thịt, nếu có lỡ phạm phải điều tối kị, gây ra lỗi lầm gì mong Người hãy thứ lỗi mà bỏ qua. (sám hối) Chúng con hứa sẽ sửa đổi và hướng thiện, tránh làm điều ác.

Cần xin các thần hãy xót thương cho con với chặng đường tình duyên lận đận đã qua mà ban cho con phước lành. Nay đến cầu nguyện nơi Người, con mong tìm được người yêu, một nửa kia tâm đầu ý hợp, gắn bó đến răng long đầu bạc. Con nay lễ bạc tâm thành trước các thần, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện. Nguyện vọng của con về người chồng/người vợ tương lai là… Kính mong Người thành toàn và cho con được như ý nguyện. Con xin cảm tạ đức Phật (hay tên vị thần ở ngôi chùa).

–   Phần kết: Nam mô A di đà Phật (đọc 3 lần.) rồi vái 3 vái.

Với bài văn khấn khi đi chùa cầu duyên này, bạn có thể học thuộc hoặc ghi ra giấy đến chùa để đọc. Tuy nhiên, theo nhiều người, tốt nhất là bạn vẫn nên học thuộc để đến chùa khấn cầu duyên được tự nhiên, thành tâm hơn. Trong lúc đọc bài văn khấn cầu duyên, hãy nhắm mặt lại và thư giãn, để tâm yên và đọc thật thành tâm.

Tạm kết

Trên đây là tổng hợp của BantinZ về những ngôi chùa cầu duyên ở Sài Gòn linh thiêng, đi một về hai, thoát ế nha. Việc đi chùa cầu duyên giúp chúng ta thêm an lòng hơn đây chỉ là yếu tố nhỏ, còn vấn đề chính vẫn nằm ở phía bạn, chúng ta cần cở mở tự tin giao tiếp với mọi người nhiều hơn. Chúc bạn tìm được người yêu phù hợp nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI

spot_img