Hội chứng sợ không gian hẹp là một hội chứng tâm thần khá phổ biến hiện nay, nó ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, chất lượng sống của chúng ta. Vậy hội chứng sợ không gian hẹp là gì? Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả sẽ được Bantinz thông tin chi tiết qua bài viết này!
Hội chứng sợ không gian hẹp là gì?
Hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia) là dạng bệnh lý tâm thần, rối loạn lo âu. Trong đó, nỗi sợ hãi vô cớ về việc không có lối thoát hoặc bị khép kín có thể dẫn đến một cơn hoảng loạn. Nó được coi là một chứng ám ảnh cụ thể theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê 5 (DSM-5).
Một số không gian khiến những người mắc hội chứng này sợ như tháng máy, căn phòng nhỏ không có cửa sổ, cái hầm không lối thoát hoặc thậm chí trên máy bay, đôi khi mặc áo kín cổ hoặc trùm khăn kín cũng khiến họ sợ hãi

Claustrophobia là từ có nguồn gốc từ “Claustrum” trong tiếng Latinh thì có nghĩa là “một nơi kín mít” và “Phobos” trong tiếng Hy lạp có nghĩa là sợ hãi
Đối với những người sợ không gian hẹp họ sẽ tránh đến những nơi có cảm giác không an toàn, khi đến một nơi mới sẽ luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn.
Chứng sợ không gian hẹp này có thể tự mất theo thời gian khi người bệnh có thể tự vượt qua nhưng cũng có thể dẫn đến những dạng bệnh lý khác nguy hiểm hơn.
Xem thêm: Hội chứng sợ không gian rộng: Dấu hiệu và cách khắc phục
Nguyên nhân sợ không gian hẹp
Sợ không gian hẹp có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này, theo các chuyên gia tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề sau:
Những tình huống gây nên sự sợ hãi
Nhiều tình huống hoặc cảm giác khác nhau có thể gây ra chứng sợ hãi không gian hẹp. Ngay cả khi nghĩ về một số tình huống nhất định mà không tiếp xúc với chúng cũng có thể là nguyên nhân gây ra.
Các nguyên nhân phổ biến của chứng sợ hãi bao gồm:
- Thang máy.
- Đường hầm.
- Tàu điện ngầm.
- Cửa xoay.
- Nhà vệ sinh công cộng.
- Ô tô có khóa trung tâm.
- Nhà rửa xe.
- Phòng thay đồ trong shop quần áo, siêu thị.
- Phòng khách sạn có cửa sổ kín.
- Máy bay,…
Nếu bạn cảm thấy lo lắng trong 6 tháng qua về việc ở trong một không gian hạn chế hoặc nơi đông người, hoặc bạn đã tránh những tình huống này vì lý do này, thì có khả năng bạn đang bị ảnh hưởng bởi chứng sợ hãi sự gò bó.

Cơ chế gây nên hội chứng sợ không gian hẹp
Nhiều người không biết chính xác các nguyên nhân gây ra chứng sợ hãi ám ảnh này, các yếu tố môi trường cũng có tác động không nhỏ như hội chứng này đã xuất hiện từ thời thơ ấu và niên thiếu dần dần lớn lên theo năm tháng, lâu dần trở thành một phần trong cuộc sống của họ
Chứng sợ không gian hẹp có thể liên quan đến rối loạn chức năng của hạch hạnh nhân. Đây là phần não kiểm soát cách chúng ta xử lý nỗi sợ hãi. Nỗi ám ảnh cũng có thể do một sự kiện đau buồn gây ra, chẳng hạn như:
- Bị mắc kẹt trong một không gian chật hẹp hoặc đông đúc trong một thời gian dài.
- Gặp sóng gió khi bay.
- Bị trừng phạt bằng cách nhốt trong một không gian nhỏ, như phòng tắm.
- Mắc kẹt trên phương tiện giao thông công cộng đông đúc.
- Bị kẹt trong một không gian chật hẹp, chẳng hạn như tủ quần áo, do vô tình.
Bạn cũng có nhiều khả năng phát triển chứng sợ hãi không gian hẹp nếu bạn lớn lên với cha mẹ hoặc thành viên gia đình kỵ sự ngột ngạt. Một đứa trẻ nhìn thấy người thân của mình trở nên sợ hãi trước một không gian chật hẹp, nhỏ hẹp. Khi ấy, chúng có thể bắt đầu liên kết nỗi sợ hãi và lo lắng với những tình huống tương tự.
Các triệu chứng của người sợ không gian hẹp
Để nhận biết các triệu chứng của hội chứng sợ không gian hẹp thì sau đây là những phân chia sau:
- Đổ mồ hôi
- Run rẩy
- Nóng bừng
- Hoảng loạn
- Lo lắng
- Thở ngắn
- Thở dốc
- Tim đập nhanh
- Đau hoặc tức ngực
- Buồn nôn
- Choáng váng hoặc ngất
- Mất phương hướng
Những dấu hiệu trên có thể nặng hay nhẹ tùy người và tùy tình huống. Ngoài ra, bạn còn có thể có thêm các dấu hiệu như:
- Luôn lẩn tránh các tình huống có thể làm bạn hoảng sợ như đi máy bay, tàu, thang máy hay lái xe hơi vào giờ cao điểm.
- Luôn tự động hướng mắt tìm đường thoát hiểm khi bước vào một nơi nào đó.
- Lo sợ cửa sẽ đóng khi bạn đang ở trong phòng.
- Đứng gần cửa hay cửa thoát hiểm khi bạn ở một nơi đông đúc

Một số tình huống có thể kích thích các dấu hiệu trên bao gồm:
- Ở trong một phòng nhỏ không có cửa sổ.
- Đi máy bay hay xe hơi nhỏ.
- Đi trong thang máy quá đông.
- Thực hiện quét MRI hay CT.
- Ở một nơi rộng nhưng quá đông như một buổi tiệc hay buổi biểu diễn ca nhạc.
- Đứng trong phòng thay đồ
Có một số nơi có thể làm chứng sợ không gian hẹp phát tác như:
- Nhà vệ sinh công cộng
- Cửa xoay trong siêu thị
- Phòng thử đồ ở cửa hàng
- Các hang động hay đường hầm
Chứng sợ không gian hẹp ở mỗi người là khác nhau đôi khi cũng không phải là danh sách kể trên. Mỗi người sẽ có một khoảng không gian an toàn khác nhau có người có nhu cầu không gian lớn, có người thì có nhu cầu không gian nhỏ. Không có một cơ sở nào căn cứ nhất định. Việc bạn cảm thấy không an toàn sẽ
Những tác động của hội chứng sợ không gian hẹp đối với sức khỏe
Việc luôn ở trạng thái căng thẳng đối với những ám ảnh về không gian sẽ làm cho cuộc sống bạn bị gò bó rất nhiều, đôi khi sẽ làm bạn phải bỏ qua những thứ mình thích, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và nhiều hệ lụy xung quanh.

Ví dụ: khi bạn buộc phải đi thang máy lên tòa nhà cao tầng, bạn rất ám ảnh chỉ mong nó đi thật nhanh hoặc sẽ không phải tới những nơi có không gian hẹp. Nhưng cuộc sống, công việc của bạn đôi khi không có sự lựa chọn.
Khi xuất hiện hội chứng sợ không gian hẹp sẽ khiến não bộ của bạn căng thẳng, nhịp tim tăng cao điều này diễn ra thường xuyên sẽ gây nên các bệnh lý về tim mạch, huyết áp,…
Mặc dù những khoảnh khắc này có vẻ thoáng qua. Tuy nhiên, các cơn hoảng loạn lặp đi lặp lại. Đồng thời, cảm giác sợ hãi và lo lắng có thể gây ra căng thẳng liên tục tăng cao, có thể gây hại cho cơ thể. Về mặt y học, chứng sợ hãi sự gò bó có thể nguy hiểm vì nó có thể khiến bạn tránh thực hiện các xét nghiệm cần thiết như MRI hoặc CT Scan.
Điều trị hội chứng sợ không gian hẹp như thế nào?
Hội chứng sợ không gian hẹp thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Các hình thức tư vấn khác nhau có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và quản lý các tác nhân gây ra. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về loại liệu pháp nào sẽ phù hợp nhất với bạn. Điều trị có thể bao gồm nhiều biện pháp sau đây:
1. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
Một nhà trị liệu hành vi nhận thức sẽ dạy bạn cách kiểm soát và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh từ các tình huống kích hoạt chứng sợ hãi của bạn. Bằng cách học cách thay đổi suy nghĩ của mình, bạn có thể học cách thay đổi phản ứng của mình trước những tình huống này.
2. Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT)
Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý là một hình thức nhận thức hành vi, theo định hướng hành động tập trung vào hiện tại. Đây là liệu pháp giải quyết các thái độ, cảm xúc và hành vi không lành mạnh. Nó sử dụng một kỹ thuật gọi là “tranh chấp” để giúp mọi người phát triển niềm tin thực tế và lành mạnh.

3. Thư giãn và hình dung
Các nhà trị liệu sẽ đưa ra các kỹ thuật thư giãn và hình dung khác nhau để sử dụng khi bạn ở trong một tình huống ngột ngạt. Các kỹ thuật có thể bao gồm các bài tập như đếm ngược từ 10. Hoặc hình dung một không gian an toàn. Những kỹ thuật này có thể giúp bạn xoa dịu thần kinh, tập làm quen với các tình huống giả định để khi gặp tình huống tương tự ngoài thực tế không bị quá căng thẳng và giảm bớt sự hoảng sợ.
4. Liệu pháp tiếp xúc
Liệu pháp tiếp xúc thường được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu và ám ảnh. Trong liệu pháp này, bạn sẽ được đặt trong một tình huống không nguy hiểm gây ra chứng sợ hãi. Trước sự sợ hãi ấy, bạn sẽ đối mặt trực tiếp và vượt qua nỗi sợ hãi. Ý tưởng là bạn càng tiếp xúc nhiều với những gì khiến bạn sợ hãi, thì bạn càng ít sợ nó hơn.
5. Sử dụng thuốc
Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu để giúp điều trị chứng hoảng sợ. Đồng thời điều trị các triệu chứng thể chất của bạn. Khi được kê đơn, thuốc thường được sử dụng kết hợp với các liệu pháp tâm lý.
Cách kiềm chế nỗi sợ không gian hẹp
Những người bị hội chứng sợ không gian hẹp khi đã điều trị thành công thì vẫn có nguy cơ mắc lại bộc phát trong nhưng tình huống không ngờ tới. Xử trí vấn đề này bạn có thể tham khảo cách sau:
- Cần bình tĩnh, thở từ từ, sâu tập đếm từ 1 đến 3 trong mỗi nhịp thở
- Nên tìm vị trí hay một thứ gì đó khiến bạn cảm thấy an toàn để tập trung vào đó
- Tự động viện bản thân về việc chuyện này sẽ mau qua thôi
- Có sự thách thức với bản thân mình bằng những thông điệp như: nỗi sợ thật vớ vẩn, cái này có gì đáng sợ
- Đánh lạc hướng suy nghĩ của bản thân bằng cách hình dung và tập trung vào những điều tưởng tượng tốt đẹp trong đầu
Tạm kết
Trên đây là những thông tin giải đáp về hội chứng sợ không gian hẹp. Những nỗi sợ vô hình đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của chúng ta. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức hay ho. Theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!