HomeHọc đườngLửa là thể gì? Lửa là thể rắn, thể lỏng hay thể...

Lửa là thể gì? Lửa là thể rắn, thể lỏng hay thể khí? trên tiktok?

Lửa là thể gì? là cụm từ tìm kiếm nhiều nhất trong những giờ qua. Lý giải lý do này là có sự xuất hiện của 1 clip trên tiktok với câu hỏi “lửa là thể rắn, thể lỏng hay thể khí?” Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại gây ra rất nhiều tranh cãi. Vậy theo bạn lửa là thể gì? Nếu chưa có câu trả lời thì theo dõi ngay bài viết bạn sẽ khá bất ngờ với câu trả lời đó!

Lửa là thể gì?

Lửa là trạng thái khí plasma bị ion hóa một phần, nó là một trạng thái tồn tại của vật chất và được xếp như một loại plasma (li tử). Đây là trạng thái tồn tại thứ 4 của vật chất.

Lửa là thể gì?
Lửa là thể gì?

Lửa còn là quá trình oxy nhanh của một vật liệu nào đó trong 1 phản ứng hóa học có giải phóng nhiệt, ánh sáng và một số sản phẩm phụ của quá trình cháy. Các chất kết hợp với oxy từ không khí thường phát ra ánh sáng, nhiệt và khói.

Có 3 yếu tố để tạo nên sự cháy gồm: chất cháy, oxy và nguồn nhiệt.

Đây là các yếu tố cần và đủ nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố trên thì trong điều kiện thường sẽ không thể tạo nên lửa.

Xem thêm: Quấy rối tình dục bằng lời nói là gì? Cách xử lý hiệu quả

Plasma là gì?

Các loại vật chất trên trái đất chỉ tồn tại ở 3 trạng thái là rắn, lỏng và khí. Tuy nhiên hiện nay người ta đã tìm thấy dạng thứ tư là plasma

Plasma là trạng thái tồn tại thứ tư của vật chất trong đó các chất bị ion hóa mạnh. Đại bộ phận phân tử hay nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân, các electron chuyển động tương đối tự do giữa các hạt nhân.

Plasma là gì?
Plasma là gì?

Plasma không phổ biến trên Trái Đất tuy nhiên 90% vật chất thấy được trong vũ trụ lại tồn tại dưới dạng plasma. Do đó mà 4 trạng thái vât chất thì plasma được xem là trạng thái đầu tiên trong vũ trụ (cần phân biệt rõ vật chất thấy được, vật chất biết được và vật chất là khác nhau)

Hiện nay plasma dược ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống tiêu biểu nhất là hàn cắt kim loại, tia plasma giúp việc hàn cắt nhanh nhiều vật liệu với độ dày khác nhau

Xem thêm: 4 học sinh Việt Nam đoạt Huy chương Vàng Olympic Phát minh và Sáng tạo Thế giới WICO năm 2023

Vì sao trên tiktok lại tranh cãi lửa là thể rắn, thể lỏng hay thể khí.

“Lửa là thể rắn thể lỏng hay thể khí?” là câu hỏi bắt nguồn từ 1 clip trên tiktok nó nhanh chóng thu hút được sự chú ý của mọi người. Bởi rất nhiều người lầm tưởng và nghĩ rằng lửa là thể khí. Sự tranh cãi diễn ra quyết liệt hiện tại vẫn rất nhiều người đi tìm lời giải thích và “ngã ngửa” với đáp án. Hóa ra mọi chuyện không như những gì mình đã nghĩ trước đó!

lửa là thể rắn, thể lỏng hay thể khí
lửa là thể rắn, thể lỏng hay thể khí

Nguyên tắc và quá trình diễn ra các phản ứng hóa học của lửa

Nguyên tắc diễn ra lửa

Mỗi vật chất khác nhau có nhiệt độ cháu khác nhau. Do đó mà điều kiện về chất cháy, oxy và nguồn nhiệt không giống nhau

Để ngọn lửa được xuất hiện thì cần làm nóng một vật liệu nào đó đến nhiệt độ cháy của chúng.

Ví dụ về quá trình đốt cháy thanh củi như sau:

+) Để khúc củi nóng lên thì cần làm một trong các cách sau: dùng que diêm đốt cháy, kính lúp tập trung ánh sáng mặt trời hoặc 1 vật liệu đang cháy để tiếp nhiệt cho khúc gõ

+) Khi cửi đạt đến nhiệt độ 150 độ C nó sẽ khiến củi phân hủy ra một chất gọi là xenlulo

+) Carbon trong than khi đốt gõ phản ứng với oxy trong không khí, nóng lên và được ứng dụng để nướng chính thức ăn

+) Qúa trình phân hủy và đốt cháy liên tục xảy ra để duy trì ngọn lửa. Nếu có đủ chất cháy và nguồn nhiệt rồi thì lửa chỉ tắt khi bị thiếu oxy hoặc thiếu 1 trong 3 yếu tố tạo nên sự cháy (lửa) đó là chất cháy, oxy và nguồn nhiệt

Màu sắc ngọn lửa có sự khác nhau như thế nào?

Màu sắc của lửa mà chúng ta thường thấy bằng mắt thường là màu vàng đạm ngả cam. Tuy nhiên màu sắc của lửa cũng rất đa dạng nó phụ thuộc vào chất cấu tạo của nguyên liệu đang bị đốt cháy và nhiệt độ cháy.

Màu sắc ngọn lửa có sự khác nhau như thế nào?
Màu sắc ngọn lửa có sự khác nhau như thế nào?

Ví dụ:

Chất cháy là than, dùng nhiệt là lửa để đốt cháy than, khi nhiệt độ cáy chưa cao thì ngọn lửa vẫn màu vàng nhạt pha lẫn xanh đen, tuy nhiên khi đốt cháy được khoảng thời gian đủ lâu thì nhiệt độ cao sẽ khiến than thành màu đỏ và màu của ngọn lửa trở thành cam đậm, pha chút ánh đỏ.

Lửa có nhiều màu trong cùng một phản ứng thì bạn có thể quan sát ngọn lửa của bếp gas, khi có sự khác nhau về nhiệt độ thì màu của ngọn lửa cũng bị biến đổi. Khi nhiệt độ cao nhất gần nguyên liệu cháy là gas thì lửa có màu xanh lam, càng lên cao xa nguồn gas thì ngọn lửa có màu vàng và cam.

Màu sắc của ngọn lửa theo nhiệt độ:

  • Đỏ
    • Vẫn có thể nhìn thấy: 525 °C (980 °F)
    • Tối: 700 °C (1.300 °F)
    • Đỏ tối: 800 °C (1.500 °F)
    • Đỏ vừa: 900 °C (1.700 °F)
    • Đỏ sáng: 1.000 °C (1.800 °F)
  • Cam
    • Sậm: 1.100 °C (2.000 °F)
    • Sáng: 1.200 °C (2.200 °F)
  • Trắng
    • Hơi trắng: 1.300 °C (2.400 °F)
    • Sáng: 1.400 °C (2.600 °F)
    • Sáng lóa: 1.500 °C (2.700 °F)

Những tính chất vật lý đặc trưng của lửa

Trọng lực xác định ngọn lửa

Trọng lực xác định của ngọn lửa được tính theo cách: khí nóng có trong ngọn lửa có nhiệt độ cao hơn và loãng hơn so với không khí xung quang. Do đó mà luồng khí này sẽ di chuyển dần về nơi có áp suất thấp hơn theo nguyên tắc áp suất cao tràn về nơi có áp suất thấp hơn.

Điều này cũng giải thích lý do vì sao khi xảy ra đám cháy thì nó thường có xu hướng lên lên phía trên thay vì lan xuống phía dưới. Do có xu hướng mở rộng lên phía trên nên khi cháy thì lửa luôn có đầu ngọn lửa.

Hình dạng vật liệu cháy ảnh hưởng đến tốc độ cháy của lửa

Yếu tố để hình thành và duy trì ngọn lửa chính là chất cháy, oxy và nguồn nhiệt. Đối với chất cháy, vật liệu cháy càng lớn thì diện tích tiếp xúc oxy càng nhiều dễ dàng có được oxy nhờ đó mà việc cháy và tốc độ cháy nhanh và to, ít bị cản trở bởi yếu tố khác

Đối với chất đốt có diện tích tiếp xúc nhỏ thì nhận được ít oxy thì quá trình cháy diễn ra chậm hơn, bị cản trở bởi nhiều yếu tố khi cháy.

Ví dụ: 1 tờ giấy và 1 chiếc là bàng khô (cùng khối lượng và nhiệt độ cháy). Khi đốt 2 chất này cùng lúc thì giấy sẽ cháy hết trước bởi do diện tích tiếp xúc của giấy với oxy lớn hơn của lá bàng khô với oxy.

Các ứng dụng của lửa trong đời sống hàng ngày

Từ thời nguyên thủy khi con người tìm thấy lửa để nấu chín thức ăn thì lửa đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

Lửa có ảnh hưởng rất quan trọng đến hệ sinh thái trên toàn cầu kích thích sinh trưởng và duy trì các hệ sinh thái khác nhau, đảm bảo cân bằng giữa các loại trên trái đất này.

Con người thời nguyên thủy tìm thấy lửa để nấu chín thức ăn
Con người thời nguyên thủy tìm thấy lửa để nấu chín thức ăn

Lửa được con người dùng để nấu chín thức ăn, tạo ra nhiệt để sưởi ấm mùa đông, tạo ra ánh sáng vào ban đêm, làm tín hiệu để đánh dấu tín hiệu giải cứu khi nguy hiểm, lửa còn có thể tạo ra lực đẩy.

Ngoài những tác động tích cực của lửa thì cũng có tác động tiêu cực đó chính là ô nhiễm nước và không khí, làm xói mòn đất gây nguy hại đến con người và động vật. Lửa cũng gây nên hỏa hoạn làm thiệt hại cả về người vật chất, tài sản

Kết luận

Như vậy bài viết đã cập nhật những thông tin lý giải cho câu hỏi “lửa là thể gì? cũng như các điều kiện để diễn ra sự cháy của lửa,…bên cạnh đó cũng giải thích lý do tại sao có sự tranh cãi lửa là thể rắn, thể lỏng hay thể khí trên tiktok. Với những kiến thức trên hy vọng giúp ích được cho bạn. Bên cạnh đó theo dõi trang Bantinz để cập nhật thêm nhiều thông tin, xu hướng mới lạ của đời sống giới trẻ nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI

spot_img