Tiếng Việt được chia ra thành các loại phương ngữ gồm phương ngữ Bắc, phương ngữ Nam, phương ngữ Trung. Trong đó phương ngữ Trung đặc trưng bởi giọng nói và từ ngữ khá khó sử dụng, nếu như không phải ở địa phương đó chúng ta sẽ không thể hiểu được nội dung cuộc hội thoại là gì. Một trong những từ được nghe nhiều gần đây ở các video trên mạng xã hội là “quả khu mấn” “tru trốc”. Vậy quả khu mấn là gì? cùng bantinz tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
Quả khu mấn là gì?
Quả khu mấn hay còn có tên gọi khác là quả khu mứn đây là “đặc sản” nổi tiếng ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là từ tượng hình có có sự liên tưởng giống với hình thù giống như chiếc mông căng tròn. Bên cạnh đó thì khu mấn còn được sử dụng như nghĩa bóng theo đó thì:

- Từ “khu” có nghĩa là mông
- Từ “mấn” có nghĩa là váy
Khu mấn là phần mông mặc váy vải thô đen của các chị em. Đây là từ ngữ nghĩa bóng theo phương ngữ Thanh Nghệ Tĩnh dùng để trêu ghẹo hoặc chê bai người khác vừa đen vừa xấu.
Do đó mà khi đến các tỉnh thành này mà được mọi người nói là “ăn quả khu mấn không?” thì bạn đừng vội vàng đồng ý nhé! Mọi người đang trêu bạn đó!
Xem thêm: Tái hôn là gì? Trình tự thủ tục của tái hôn gồm những gì?
Nguồn gốc của khu mấn
Những năm 60, 70 của thế kỷ XX, ở vùng Nghệ Tĩnh (Nay là Nghệ An – Hà Tĩnh), từ khu mấn muốn nói đến phần mông mặc váy đen vải thô của các chị em lao động. Sau những giờ làm việc vất vả, các bà, các chị, các cô lại ngồi nói chuyện làng trên xóm dưới rôm rả, vui vẻ mà không để ý mình đang ngồi ở vệ cỏ, bãi đất, bãi cát khiến cho phần mông bị dính bẩn. Ngồi càng lâu thì lớp vải ở mông càng quện đất, cát lại dày cộp, nhìn vừa bẩn vừa ghê. Đây là một hành động quen thuộc của những bác nông dân thời bấy giờ, vì đi làm nông về, ai ai cũng dính bẩn, cũng mệt, nên các bác bạ đâu ngồi đấy.

Chính vì vậy từ khu mấn có nghĩa là mông quần vừa xấu vừa bẩn, nghĩa bóng còn được dùng để nói ý nghĩa giá trị việc làm và thái độ với đối tượng mà người nói không thích.
Cách sử dụng từ khu mấn?
Từ khu mấn tùy thuộc theo từng ngữ cảnh và trường hợp khác nhau mà sẽ có nghĩa và cách sử dụng khác nhau.
Khu mấn ngoài nghĩa chỉ phần mông mặc váy thì từ ngày còn có thêm nghĩa.
- Khu mấn: không đẹp
Ví dụ: Cái áo này đẹp không? Như cái khu mấn!
- Khu mấn: nghèo, không có cái gì đó
Ví dụ: Đợt này sao bạn giàu thế! Có cái khu mấn đấy!
Cùng tìm hiểu một số từ vựng phương ngữ Nghệ An – Hà Tĩnh
Sau đây là một số từ vựng được chia theo dạng từ gồm danh từ, động từ, đại từ,…theo phương ngữ miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh). Đây là những từ mà những người sinh sống ở các tỉnh miền Trung thường xuyên sử dụng trong đời sống, giao tiếp hàng ngày. Bạn có thêm tham khảo để hiểu hơn!
Về đại từ – Mạo từ:
- Tau = Tao, tớ
- Bọn tau = Bọn tao, bọn tớ
- Mi = Mày
- Bọn mi = Bọn mày
- Choa = Chúng tao
- (Bọn)bây = các bạn
- Hấn = hắn, nó
- Ci(ki, kí), cấy = cái. VD: ci chi, ki chi, kí chi= Cái gì?

Thán từ – Chỉ từ:
- Mô = 1. đâu. VD: Bây đi mô đó, cho choa đi với.
- Mô = nào. VD: Khi mô mi đi học = khi nào mày đi học.
- Ni = này. VD: cái ni bao nhiêu tiền= cái này bao nhiêu tiền
- Bữa ni = Hôm nay
- Tê = kia. VD: đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
- Tề= kìa. VD: Trăng lên rồi tề. Rứa = thế.
- Răng = sao. VD: răng rứa = sao thế?
- Chi = gì. VD: cấy chi rứa = cái gì thế?
- Nỏ = không. VD: tau nỏ biết = tao ko biết ( nỏ chỉ đứng trước động từ)Ko nói: biết hát nỏ = biết hát ko
- Ri = thế này. VD: ri là răng = thế này là sao?
- A ri = như thế này. VD: a ri là răng
- Nớ = ấy .VD: khi nớ = khi ấy.bữa nớ = hôm ấy.
- (Bây) Giừ = (bây) giờ. VD: Giừ mi ở chộ mô rứa = giờ mày ở chỗ nào thế?Ko nói : mấy giờ =mấy giừ !!
- Hầy =nhỉ. VD: hoa đẹp hầy.
- Chư = chứ.
- Rành = rất. VD: hấn học rành giỏi = Nó học rất giỏi.,
- Đại = 1. khá. VD: phim ni xem hay đại = phim này xem khá hay
- Nhứt = nhất. VD: đẹp nhứt = đẹp nhất
Động từ:
- Bổ = ngã. VD: đi bị bổ = đi bị ngã
- Bứt = bẻ. VD: bứt hoa về cắm
- Chưởi = chửi.
- Ẻ = ỉa.
- Đấy = đái.
- Đút = đốt. VD: bị ong đút.
- Đập = đánh. VD: chúng đang đập chắc = đánh nhau
- Dắc = dắt. VD: dắc con tru ra đồng = dắt con trâu ra đồng
- Gưởi = gửi. VD: gưởi thư.
- Hun = hôn. VD: hun nhau
- Mần = làm. Vd: mần chi thì mần đi = làm gì thì làm đi
- Nhởi = chơi.
- Rầy = xấu hổ=rì.
- Vô = vào. VD: Đi vô trong nhà = Đi vào trong nhà

Tính từ:
- Cảy = sưng. VD: cảy 1 cục=sung 1 cục
- Ngái= xa.
- Su = sâu. VD : Giếng nước ni su lắm = Giếng nước này sâu lắm
- Túi = tối. VD: Trời túi rồi = Trời tối rồi
Danh từ:
- Con du = con dâu
- Chạc= dây
- Chủi = chổi
- Con me = con bê
- Đọi = (cái) bát
- Nạm = nắm. VD: cầm 1 nạm thóc.
- Trốc = đầu.
- Tru = trâu. VD: bọn ni khỏe như tru = bọn này khỏe như trâu
- Trốc tru = (chửi) đồ ngu. VD: cái đồ trốc tru!
- Trốc Gúi = Đầu Gối
- Khu = mông, đít. VD: lộ khu = lỗ đít
- Mấn =váy (dài quá đầu gối)…
Tạm kết
Tiếng Việt là ngôn ngữ toàn dân được sử dụng chính là ngôn ngữ đại diện cho Việt Nam tuy nhiên trong tiếng Việt lại có nhiều phương ngữ khác nhau, từng địa phương vùng miền lại có phương ngữ khác nhau. Do đó để hiểu hết cũng như biết cách sử dụng không hề dễ dàng gì? Trên đây là giải thích về quả khu mấn là gì? cũng như một tổng hợp một số từ vựng theo phương ngữ miền Trung. Hy vọng bài viết đã giúp ích được có bạn có thêm kiến thức để có thể tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa ở các địa phương Việt Nam.