Red Flag là gì? Đây là cụm từ khá mới trong thời gian gần đây nó xuất hiện nhiều trên mạng xã hội tiktok, facebook. Một mối quan hệ red flag là như thế nào làm sao để nhận biết được? Cùng bantinZ tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Red Flag là gì?
Red flag có nghĩa là cờ đỏ, được hiểu như một dấu hiệu để cảnh báo về mối nguy hiểm hoặc thảm họa tiềm tàng nào đó có thể xảy ra. Thuật ngữ này thường được sử dụng để ẩn dụ cho những mối quan hệ hoặc tình huống mà bạn nên cẩn trọng, đề phòng bởi nó đang xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Catcall là gì? Ranh giới giữa lời khen và quấy rối tình dục
Cụm từ “red flag” có nguồn gốc từ văn hóa sử dụng cờ đỏ trong lịch sử. Ở thế kỷ thứ 18, cờ đỏ là tín hiệu cho sự nguy hiểm mà người ta hay dùng để đánh dấu trong các cuộc đua thuyền, cuộc diễn tập trong quân đội hoặc trên tàu chở vũ khí,… cũng như thông báo về nơi có vùng biển không an toàn hay cháy rừng. Lý do là vì trong tất cả các màu, màu đỏ có bước sóng dài nhất cho nên ai cũng có thể nhìn thấy dù trong khoảng cách xa hoặc điều kiện thời tiết xấu.

Thời gian sau này thì “red flag” được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hằng ngày như tiếng lóng rằng “hãy đề phòng” hoặc “hãy cẩn thận hơn”.
Trong các lĩnh vực như thể thao, “red flag” là tín hiệu dừng trận đấu khi xuất hiện sự bất thường hoặc phạm lỗi. Còn đối với chứng khoán, “red flag” được sử dụng cho việc cảnh báo những nhà đầu tư vào thời điểm họ thực hiện giao dịch.
Đối với tình yêu, red flag là sự cảnh báo rằng mối quan hệ này đã không còn lành mạnh bởi giữa hai người đang xuất hiện nhiều vấn đề gây rạn vỡ cũng như nhiều hành vi bạo lực về tinh thần. Cũng là sự cảnh báo của việc nên chấm dứt để tránh tổn thương, nguy hiểm
Trong chứng khoán thì Red Flag dùng để cảnh báo các nhà đầu tư tham gia giao dịch, khi mà thị trường biến động thất thường
Red flag in relationship là gì? Những dấu hiệu nhận biết
Khi thuật ngữ “red flag” trở thành trend trên mạng xã hội với việc nó được gắn với ngữ cảnh trong tình yêu khi có nhiều video trên tiktok, facebook tìm hiểu về thuật ngữ này. Nếu bạn đang có một mối quan hệ tình cảm, thì bạn cũng nên tìm hiểu về khái niệm “Red flag in relationship là gì?” cũng như những dấu hiệu để nhận biết.
“Red flag in relationship” là cụm từ chỉ dấu hiệu cảnh báo bạn đang ở trong một mối quan hệ bất ổn, cần đề phòng, cẩn thận đối phương. Khái niệm “red flag in relationship” được Wendy Walsh – tiến sỹ tâm lý học về các mối quan hệ đã có lời giải thích rằng: “Trong các mối quan hệ, red flag là dấu hiệu cho thấy đối phương và bạn không thể xây dựng một mối quan hệ lành mạnh và tiến xa hơn cùng nhau”.
Có nhiều dấu hiệu “red flag” khác nhau mà hầu hết chúng đều xuất phát từ việc cả hai bất đồng quan điểm. Từ đó, đối phương có những hành vi độc hại, gây tổn thương về mặt tinh thần cho người khác.

Một số dấu hiệu nhận biết “red flag” khiến mối quan hệ của bạn trở nên ngày càng tồi tệ, cụ thể như sau:
Đối phương đổ lỗi cho bạn và hay làm bạn bị tổn thương
“Lá cờ đỏ” đầu tiên dễ nhận biết trong mối quan hệ chính là họ liên tục làm bạn tổn thương mà không hề quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của bạn. Họ thường xuyên đổ lỗi về phía bạn dù bạn không làm sai. Luôn chỉ trích hạ thấp bạn kể cả vô tình hay cố ý thì nó cũng làm bạn tổn thương. Đặc biệt là làm bẽ mặt bạn trước mặt mọi người như cãi nhau, tranh luận ở chỗ đông người, bạn bè, lên lớp bạn khi mà có rất nhiều người ở đó. Điều này cho thấy họ không thể kiềm chế cảm xúc, cũng như thiếu sự tôn trọng với bạn
Bất cứ hành động bạo lực nào gây đau đớn về thể xác lẫn tinh thần đều là “red flag” để bạn cân nhắc về mối tình hiện tại này.
Đối phương thiếu sự chủ động dành cho bạn
Nếu một mối quan hệ trở nên không cân bằng giữa cho và nhận, thì đó là một dấu hiệu cho thấy tình cảm giữa hai người đang red flag. Trong mọi hoàn cảnh, nếu bạn luôn là người chủ động quan tâm, thể hiện tình cảm với đối phương nhưng không có điều ngược lại thì nên cân nhắc bởi vì họ đang chỉ nghĩ cho bản thân mà không coi trọng mối quan hệ với bạn đấy.
Thích kiểm soát và có những hành vi ghen tuông
Ghen là một “gia vị” của tình yêu. Tuy nhiên, nếu người bạn yêu dần trở nên kiểm soát tất cả các kế hoạch của bạn, và tỏ ra chiếm hữu bạn quá mức thì đây có thể là một “red flag”. Trong một mối quan hệ lành mạnh, cần có sự thấu hiểu, tin tưởng chứ không phải là kiểm soát hành động của đối phương.
Một vài biểu hiện mà bạn có thể thấy như:
- Bạn cảm giác mất năng lượng, mất cân bằng khi 2 người dành thời gian quá nhiều cho nhau
- Nếu bạn muốn có thời gian ở một mình nhưng đối phương lại buộc tội bạn rằng bạn vô tâm, không yêu họ
- Luôn bám lấy nhau, thể hiện chủ quyền một cách thái quá, kiểm soát chặt các mối quan hệ bạn bè đồng nghiệp ngoài luồng của bạn
- Làm bất kỳ điều gì cũng phải có nhau, cuộc sống chỉ có 2 người, không muốn nửa kia giao du, kết bạn với người khác giới
- Trong cuộc sống, công việc không chỉ có tình yêu việc tôn trọng các mối quan hệ xã hội của nhau là điều mà bạn nên trao đổi với người yêu. Việc một người quá bận và một người quá rảnh yêu nhau thì sẽ khá mệt mỏi dẫn, ngột ngạt đôi khi giận nhau chỉ vì sự nghi ngờ ghen tuông quá mức.
Thiếu đi sự giao tiếp cởi mở và lành mạnh
Một mối quan hệ lành mạnh sẽ được xây dựng trên cơ sở của sự sẻ chia, lắng nghe. Mối quan hệ ấy sẽ càng hạnh phúc bền vững hơn nếu như cả hai có chung nhiều giá trị cốt lõi trong mục tiêu sống cũng như trong tình yêu.
Nếu như cả hai không thể giao tiếp thỏa mái với nhau, thì chắc hẳn đây là một “red flag”. Đặc biệt, nếu họ thường xuyên có những hành động chỉ trích bạn thay vì bình tĩnh nói chuyện, thì bạn nên xem xét lại mối quan hệ của cả hai nhé.
Có cảm giác không an toàn trong mối quan hệ
Nếu thường xuyên phải tự hỏi rằng mình đang ở vị trí nào trong mối quan hệ này, cảm giác lo lắng, thậm chí là bất an bởi sự cô đơn trong chính tình yêu của mình. Đặc biệt là có những câu chuyện cá nhân xảy ra bạn cũng không biết mở lời như thế nào, tự mình phải trải qua mặc dù có người yêu. Hãy nhìn nhận lại từ hai phía để xác định xem vấn đề này xuất phát từ đâu, bởi đây có thể cũng là một “red flag” cho bạn đấy.
Đối phương đòi hỏi quá nhiều
Khi sự cố gắng vun đắp tình cảm của bạn chưa bao giờ là đủ đối với những mong đợi của họ, đây chính là một “red flag”. Trong mối quan hệ tình cảm, thái độ biết ơn sẽ làm tăng sự kết nối và niềm hạnh phúc giữa hai người, nhưng khi một luôn đòi hỏi sự cho đi như điều hiển nhiên thì bạn sẽ dần đuối sức đấy.
Luôn muốn chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận và không thỏa hiệp
Mối quan hệ tình cảm của bạn có thể đang trong trạng thái red flag nếu như nửa kia quá cứng nhắc và chẳng bao giờ chịu thỏa hiệp với bạn trong những tình huống dù lớn hay nhỏ.
Theo nhiều nghiên cứu về tình yêu và hôn nhân cho thấy sự linh động (khả năng đáp ứng, thích nghi với sự thay đổi) đây là một yếu tố rất quan trọng trong tình yêu.
Họ không muốn thỏa hiệp, nhún nhường bạn, luôn có thái độ cau có khó chịu khi kết hoạch bị thay đổi, vấn đề gì cũng phải xảy ra đúng như ý họ thì bạn cần đặc biệt xem xét lại mối quan hệ này. Điều này cũng phải nào phản ánh rằng họ muốn thao túng, áp đặt lên bạn và khá gia trường không có sự hài hòa. Việc tiếp tục kéo dài mối quan hệ lâu dần sẽ ảnh hưởng lên tính cách của bạn.
Người bạn yêu có thói quen nói xấu người cũ
Đây là một dấu hiệu “red flag” cảnh báo cho bạn về đối tượng bạn đang yêu. Người liên tục nói xấu người yêu cũ với thái độ hằn học thì họ cũng chẳng mấy tốt đẹp gì. Và bạn có thể nghĩ đến việc sau này hai người chia tay, bạn lại trở thành đối tượng để họ nói xấu tiếp theo thì sao? Đây là biểu hiện của một kiểu người thiếu trách nhiệm và chưa trưởng thành.
Việc chia tay thì có rất nhiều lý do và nó thường đến từ 2 phía. Do đó mà chuyện gì đã qua nhưng cố tình nhắc lại bằng những lời lẽ thiếu tôn trọng thì đây là người không chuẩn mực. Vì dù sao 2 người cũng từng có thời gian yêu thương, bên nhau vui vẻ. “Tôn trọng người cũ cũng là tôn trọng chính mình”
Không cho bạn có thời gian riêng tư
Một điều cơ bản nhưng dần sẽ đẩy hai người yêu nhau ra xa hơn chính là không tôn trọng khoảng thời gian ở một mình của đối phương. Trong mối quan hệ tình cảm, ai cũng cần không gian riêng tư để tự do làm những việc mình thích, hoặc đơn giản chỉ là nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc căng thẳng. Nếu mối quan hệ này khiến bạn cảm thấy quá ngột ngạt, không còn thời gian riêng tư thì đó có thể là một “red flag” đang nhắc nhở bạn đấy!
Đối phương rất hay thất hứa
Một mối quan hệ lành mạnh được xây dựng trên cơ sở của tình yêu chân thành và niềm tin. Nếu người bạn yêu có dấu hiệu không thật thà, thường thất hứa với gia đình, bạn bè, và bạn cũng không ngoại lệ thì bạn nên cân nhắc về điều này.
Nếu mối quan hệ này tiếp tục kéo dài thì tới một ngày bạn sẽ bị ảnh hưởng, luôn ở trong trạng thái bực bội, nghi ngờ người đối diện.
Bạn không có sự kết nối hoặc cảm tình với bạn của người yêu mình
Nếu bạn thấy việc đi chơi cùng những người bạn của đối phương khiến cho bạn chán ngán và không vui, thì đây có thể cũng là một “red flag” cho mối quan hệ hiện tại của bạn. Bởi vì nếu không chịu nổi bạn bè của đối phương, thì có lẽ bạn cũng sẽ cảm thấy mình không hợp với cả người bạn đang yêu đấy.
Đối xử tệ với người có địa vị thấp hơn
Nhiều người từng nói “đừng xem họ đối xử với mình mà hãy xem cách họ đối xử với người lạ”. Khi yêu bạn cũng nên quan sát cách mà người ta đối xử với người xung quanh đặc biệt là những người có địa vị thấp, người thân như anh em, cấp dưới.
Cách một người đối xử với người khác không phân cao thấp thể hiện sự trưởng thành, đạo đức, lối sống sự đồng cảm của họ. Đây là những đức tính cần có ở một mối quan hệ lành mạnh
Họ sẵn sàng làm tổn thương bạn để đạt được mục đích
Có khá nhiều người đặc biệt là các bạn nữ đang ở trong mối quan hệ tình cảm độc hại mà không hề hay biết. Với các hình thức thao túng tâm lý tình yêu, bạo hành gồm: thể chất, cảm xúc, quyền lực để làm tổn thương bạn nhằm phục vụ mục đích cá nhân mà bạn lại bị cuốn theo và không biết cách nào để thoát ra. Nếu có những vấn đề đó thì bạn cần cân nhắc xem xét lại mối quan hệ này
Họ có mối quan hệ khá tệ với người thân
Cách mà họ nói về gia đình, chính là sản phẩm mà môi trường đó nuôi dạy nên con người chúng ta. Nếu người yêu bạn có mối quan hệ tốt đẹp với gia đình đây là điều đáng mừng. Còn nếu mà không tốt, trong trường hợp họ khá cực đoan khi nhắc về bố mẹ, anh em thân thích thì bạn nên cẩn trọng.
Khi mà mối quan hệ độc hại giữa họ và gia đình sẽ có tác động không nhỏ tới bạn, đặc biệt là nếu bạn xác định muốn đi lâu dài với nhau thì liệu bạn có cảm thông, chấp nhận và cùng họ chịu đựng những gì mà họ đã và đang phải chịu đựng hay.
Nhìn chung thì trong một mối quan hệ yêu đương sẽ có đôi lúc bạn sẽ thấy có một vài dấu hiệu red flag kể trên, điều bạn cần làm là bình tĩnh, suy xét mọi vấn đề xảy ra tìm cách khắc phục và sửa chữa. Người thương mình sẽ chấp nhận gạt cái “tôi” để thay đổi vì mình. Dần dần mối quan hệ sẽ tốt lên, cả 2 cùng trưởng thành và có mối quan hệ bền chặt hơn.
Cách phân biệt Green flag và red flag, yellow flag là gì?

Ngoài việc xuất hiện của “red flag” trên các trang mạng xã hội, thì những thuật ngữ có liên quan như “green flag”, “yellow flag” cũng nhận được sự quan tâm thắc mắc của nhiều người:
“Red, Yellow, Green” là ba màu sắc của đèn giao thông gồm: đỏ, vàng, xanh. Là hình ảnh ẩn dụ trong tình yêu. Màu đỏ là dấu hiệu cảnh báo, màu vàng là chậm rãi, từ từ quan sát, màu xanh là an toàn đi tiếp.
Nếu “red flag” là chỉ những dấu hiệu cho mối quan hệ không lành mạnh thì “green flag” mang nghĩa tích cực hơn rằng bạn đã chọn đúng người. “Green flag” là cờ xanh, là tín hiệu cho sự an toàn, có thể tiến xa hơn trong chuyện tình cảm này. Có thể nói, việc gặp đúng ý trung nhân chính là bạn đã nhận được “green flag” cho cuộc tình của mình rồi đấy!
Những dấu hiệu cho thấy bạn đã tìm thấy “green flag” cụ thể như:
- Người ấy luôn lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc của bạn,
- Người ấy chủ động trong mối quan hệ, thường xuyên trao đổi về những vấn đề cả hai gặp phải
- Người ấy ổn định trong cách cư xử với bạn và khiến bạn tin tưởng cũng như cảm thấy thỏa mái khi ở cạnh.
Ngoài ra, nếu “red flag” khiến bạn khó chịu đến mức nên chấm dứt mối quan hệ này càng sớm càng tốt, thì “yellow flag” nhắc bạn với những dấu hiệu nhẹ nhàng hơn rằng bạn cần thay đổi một số thứ cho tình yêu hiện tại của mình. “yellow flag” là thời điểm thích hợp để bạn và đối phương có thể cải thiện và vun đắp nhiều hơn cho quá trình hẹn hò với nhau. Cho nhau thời gian để cả 2 cùng lắng nghe, thấu hiểu và sửa đổi để tốt hơn
Cách xử lý khi gặp Red flag
Khi bạn thấy mùi của “red flag” rồi thì cần bình tĩnh tìm cách đối mặt, đừng tìm cách trốn tránh. Hãy thẳng thắn trao đổi chia sẻ với đối phương những gì mà bạn cảm nhận nhằm giải tỏa những khúc mắc, mẫu thuẫn tạo nên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau
Nếu bạn muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ này thì cũng nên chấp nhận rủi ro và đặt ra ranh giới để tránh gặp phải tổn thương.
Nếu như trong cuộc trò chuyện mà đối phương không lắng nghe hay sửa đổi thì bạn cũng cần cân nhắc kết thúc mối quan hệ độc hại này.
Red Flag trong tình yêu theo quan điểm của mỗi cá nhân trải nghiệm là khác nhau. Bạn không nên sợ hãi hãy tin tưởng và yêu thương bản thân để nhìn nhận vấn đề cũng như có can đảm để cắt đứt, chấm dứt mối quan hệ này. Tập yêu thương bản thân mình nhiều hơn.
Tạm kết
Trên đây là những giải thích về “red flag là gì?” cũng như những vấn đề nhận biết về các mối quan hệ tình cảm không lành mạnh. Hiện nay các mối quan hệ red flag xuất hiện khá nhiều do đó mà bạn cần biết để thoát khỏi những mối quan hệ đó. Chúc bạn sớm có được “mai đẹt tin ny” của đời mình. Theo dõi BantinZ nhiều hơn để cập nhật thêm nhiều các thông tin hay, bổ ích nhé!