HomeHot trendZ newTái hôn là gì? Thủ tục tái hôn gồm những gì?

Tái hôn là gì? Thủ tục tái hôn gồm những gì?

Việc kết hôn rồi ly hôn đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều cặp đôi hợp rồi tan bởi vô vàn lý do khắc nhau. “Tu trăm năm mới lên cùng thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng” Có rất nhiều người đã từng ly hôn sau đó quay lại với chồng hoặc vợ cũ, điều này đều xuất phát từ mong muốn, tình cảm 2 bên và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Vậy tái hôn là gì? cần làm thủ tục giấy tờ gì? Bạn hãy theo dõi ngay bantinz để có câu trả lời chính xác nhé!

Tái hôn là gì?

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không quy định về định nghĩa tái hôn là gì cũng như không đề cập đến cụm từ tái hôn. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc tái hôn của vợ chồng được đề cập đến như sau:

Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Tái hôn là gì?
Tái hôn là gì?

Định nghĩa “Tái hôn” theo từ điển tiếng Việt thì:

  • Tái: lại, trở lại một lần nữa
  • Hôn: hôn nhân, hôn thú, có quan hệ 

=> Tái hôn là việc nam nữ đã ly hôn sau đó có nguyện vọng, mong muốn quay về bên nhau thực hiện thủ tục kết hôn lại với chồng hoặc vợ cũ của mình, được quy định bởi văn bản do pháp luật Việt Nam bảo hộ.

Việc cả nam và nữ đều có nguyện vọng tái hôn, mong muốn được pháp luật công nhận thì cả 2 đều phải tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, 2 bên phải tự nguyện xác lập lại quan hệ vợ chồng thì lúc này việc tái hôn mới thành.

Theo Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, vợ chồng có đăng ký hợp pháp trước ngày 01/01/2016 nhưng đã làm mất giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ tịch cũng như bản chính giấy kết hôn thì phải thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn. Do đó khi tìm hiểu thủ tục tái hôn bạn cần lưu ý phân biệt được thủ tục tái hôn khác với việc đăng ký lại kết hôn.

Xem thêm: Lộn mề là gì? Ý nghĩa của lộn mề trên Facebook, Tiktok

Trình tự tái hôn với chồng cũ, vợ cũ theo thủ tục nào?

Theo khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu trên, khi vợ chồng tái hôn thì phải thực hiện đăng ký kết hôn. Do đó, nếu vợ chồng đã ly hôn muốn đăng ký kết hôn lại thì phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện theo thủ tục đăng ký kết hôn như sau:

Điều kiện kết hôn

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại khoản 2 Điều 5 luật này được quy định như sau:

Trình tự tái hôn với chồng cũ, vợ cũ theo thủ tục nào?
Trình tự tái hôn với chồng cũ, vợ cũ theo thủ tục nào?

Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Hồ sơ kết hôn

Do tái hôn là thủ tục khi trước đây hai vợ chồng đã từng đăng ký kết hôn và sau đó ly hôn nên căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014, hồ sơ đăng ký kết hôn lại gồm:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn (có mẫu ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP).
  • Giấy tờ tùy thân của hai người nam, nữ: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn hạn, sổ hộ khẩu…
  • Bản án hoặc quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ghi rõ trước đây đã ly hôn, nay xin giấy xác nhận độc thân để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người khác.

Nếu việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cần phải có giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, có đủ khả năng làm chủ hành vi của mình… theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Địa điểm nộp hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014, nam nữ khi muốn tái hôn sẽ đến cơ quan sau đây để thực hiện việc đăng ký kết hôn:

  • Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của một trong hai bên nam, nữ.
  • UBND cấp huyện khi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như: Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, hai công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với người Việt Nam định cư ở nước ngoài…

Thời gian giải quyết

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ làm đăng ký kết hôn hợp lệ, cán bộ tư pháp sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch và cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

Đồng thời, hai người này cùng ký tên vào Giấy đăng ký kết hôn. Ngay khi hoàn thành xong những công việc này, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ được trao cho hai bên nam, nữ.

Nếu các điều kiện về đăng ký kết hôn cần phải xác nhận thêm thì thời hạn cấp giấy đăng ký kết hôn có thể kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Lệ phí

Theo Điều 2 Thông tư 85 năm 2019, lệ phí đăng ký kết hôn của nam, nữ sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam thực hiện trong nước thì sẽ được miễn lệ phí theo Điều 11 Luật Hộ tịch năm 2014.

Có nên tái hôn với chồng hay vợ cũ không?

Có nên tái hôn với chồng hay vợ cũ không?
Có nên tái hôn với chồng hay vợ cũ không?

Đây là câu hỏi không có mẫu số chung cho câu trả lời. Bởi việc tái hôn với người cũ hay không là tùy thuộc vào trường hợp cũng như hoàn cảnh của mỗi người.

Nguyên nhân chính của ly hôn có thể do bất đồng về quan điểm sống, điều kiện kinh tế, tác động bởi gia đình, ngoại tình, bạo lực gia đình, hoặc có thể là một trong hai đã hết tình cảm,…có muôn vàn lý do đôi khi cũng là việc “cơm sôi nhưng không nhỏ lửa”, cái “tôi” của mỗi người quá lớn dẫn tới việc ly hôn. Sau tất cả, họ có đủ thời gian tĩnh tâm, cũng như trải qua tình cảm với người khác họ chợt nhận ra người vợ, người chồng cũ là người hiểu mình, có thể đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi hay đơn giản muốn quay lại để vun đắp chăm sóc cho con cái. Vì thế mà dẫn đến quyết định tái hôn với chồng hoặc vợ cũ.

Khi đi tới quyết định tái hôn thì bạn nên dùng lý trí không nên dùng cảm xúc tức thời bởi “cốc nước đã đổ đi rồi khó lấy lại được”. Liệu bạn đã thực sự sẵn sàng hay chưa? có thể chấp nhận được khuyết điểm, những lỗi lầm hay lý do của người đó trước đây để dẫn tới ly hôn hay không. Câu hỏi này chỉ có bạn mới trả lời được.

Việc giữ lửa hạnh phúc, “cơm sôi nhỏ lửa” rất khó thành công nếu không có sự đồng tâm hiệp lực của cả 2 người. Một đời là quá dài, sống hạnh phúc hay khổ đau là do chúng ta chọn.

Trên đây là những chia sẻ về tái hôn là gì? các trình tự thủ tục tái hôn theo pháp luật. Hy vọng bạn đã nắm được các thông tin cần thiết. Chúc bạn quyết định sáng suốt, hạnh phúc viên mãn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI

spot_img