HomeHot trendZ newTam bảo là gì? Quy y tam bảo gồm những gì? Ý...

Tam bảo là gì? Quy y tam bảo gồm những gì? Ý nghĩa quy y?

Tam bảo trong đạo Phật ý chỉ về 3 ngôi báu cao nhất gồm Phật – Pháp – Tăng. Đây là căn nguyên trong mỗi con người, là tôn chỉ sống tốt đời đẹp đạo. Để tìm hiểu chi tiết về Tam bảo là gì? Quy y tam bảo như thế nào? các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây!

Tam bảo là gì?

Tam bảo là một danh từ Hán Việt được dịch nghĩa như sau “Tam” là ba; “Bảo” là quý báu. Hay giải thích một cách chung nhất thì Tam Bảo là ba ngôi quý báu trong đạo Phật; gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.

Tam bảo là gì?
Tam bảo là gì?

Xem thêm: Queerbaiting là gì? Sử dụng queerbaiting có lợi hay có hại?

Quy y Tam Bảo là gì?

Đây là một cụm từ tiếng Hán có nghĩa như sau:

“Quy” có nghĩa là quay về

“Y’’ có nghĩa là nương tựa, cậy nhờ

“Quy y Tam Bảo’’ hiểu đơn giản là quay về, hướng về nương tựa ba ngôi quý báu là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.

Quy y Tam Bảo là gì?
Quy y Tam Bảo là gì?

Một là Phật, đúng ra là Phật Đà do người Trung Hoa phiên âm từ chữ Phạn Bouddha, dịch nghĩa là giác giả, một người đã giác ngộ hay hiểu thấu chân lý, giác giả gồm tự mình giác ngộ, đem sự hiểu biết đó truyền bá cho mọi người và hạnh nguyện trọn đủ mới là bậc Giác Giả, người Việt chúng ta phiên âm là Bụt.

Hai là giáo lý của Phật gọi là Dharma, người Trung Hoa phiên âm là Đạt ma hay Đàm mô, dịch nghĩa là Pháp, chỉ cho tất cả mọi sự mọi vật trong vũ trụ, nhưng thông thường pháp có nghĩa là Giáo Lý của Phật.

Ba là Tăng hay gọi cho đủ là Tăng Già, người Trung Hoa phiên âm từ chữ Shanga, dịch nghĩa là hòa hợp chúng, phàm hễ có 4 vị tu sĩ hòa hiệp với nhau, ở chung một chỗ tu gọi là tăng già.

Vậy quy y Tam Bảo có nghĩa là chúng ta trở về nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng để tu cầu giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Khi một người chọn quy y tam bảo nghĩa là họ chính thức bước những bước đi đầu tiên trên con đường học Phật. Họ tin vào đạo và tu đạo để trở thành những phật tử chân chính. 

Quy Y tam bảo cũng là con đường định hướng đức tin của một người. Khi bạn chọn bước trên hành trình đến với đạo thì nghĩa là đã ký thác kiếp này và cả những kiếp sau vào đạo. Quý vị cam kết mạnh mẽ hơn trong cuộc đời để học hỏi thực hành và thể hiện đức tính của đức Phật, Pháp và Tăng. 

Quy y Tam Bảo gồm những hình thức nào?

Gồm có hai phần, hình thức bên ngoài còn gọi là sự quy y, bên trong còn gọi là Lý quy y. 

Sự quy y tam bảo

Hàng ngày chúng ta cung kính Lạy Phật, Niệm danh hiệu Phật, tưởng nhớ đến Phật.  Chúng ta tụng kinh, đọc Kinh sách để hiểu rõ nghĩa lý lời Phật dạy để tu tập cho đúng phương pháp, trí tuệ được mở mang, củng cố đức tin ngày càng vững mạnh hơn.  Chúng ta kính Phật thì phải trọng Tăng, chuyện Con Sư Tử Trọng Pháp sau đây nói lên ý nghĩa này:

Sự quy y tam bảo
Sự quy y tam bảo

Thời mạt pháp của Đức Phật Tỳ Bà Thi, trong núi kia có những vị Bích Chi Phật tu hành, có con sư tử Kiên Thệ lông rất đẹp, sức mạnh vô địch, có một vị Bích Chi Phật tâm từ rất lớn làm cho sư tử Kiên Thệ kính phục, thường đến gần để nghe tụng kinh, thuyết pháp.

Có một tên thợ săn thấy sư tử Kiên Thệ có bộ lông đẹp muốn giết lấy lông dâng lên vua để được ban thưởng, tên thợ săn lại sợ sức mạnh của sư tử Kiên Thệ, lập mưu mặc áo cà sa, làm cho sư tử Kiên Thệ tưởng là Bích Chi Phật nên đến gần, tên thợ săn liền lấy mũi tên có tẩm thuốc độc ra bắn sư tử Kiên Thệ, bị trúng tên sư tử Kiên Thệ vẫn còn sức mạnh, muốn vồ chết tên thợ săn gỉa làm sa môn kia, nhưng nó nghĩ lại, người mặc áo cà sa là biểu hiệu của Phật trong ba đời, ta không được phép xúc phạm đến biểu hiệu cao quý đó, ba lần định vồ, ba lần kịp suy nghĩ, thuốc thấm dần, sư tử Kiên Thệ chịu chết.

Tên thợ săn giả hiệu độc ác kia lột lấy bộ da đẹp đem dâng cho vua, vua nghe thuật lại chuyện, biết con sư tử đã hy sinh thân mạng mình để giữ trọn sự tôn kính chư Phật, nhà vua liền ra lệnh chém tên thợ săn và cho làm lễ hỏa thiêu con sư tử như lễ trà tỳ của một vị sa môn.  Con sư tử Kiên Thệ là tiền thân của Đức Thích Ca Mâu Ni.

Lý quy y tam bảo

Ngay trong tâm chúng ta Phật dạy có đủ Tam Bảo, trong chúng ta có Phật tính, chúng ta phải tự quay về với Phật của mình, đó là trở về với cái tâm thanh tịnh của mình, giữ cho tâm mình luôn luôn thanh tịnh.  Chúng ta phải tự quay về Pháp tánh của mình, tức là trở về với Tâm Từ Bi, Trí sáng suốt, lòng nhẫn nhịn… Chúng ta cũng phải tự quay về nơi sự hòa hợp của mình với mọi người chung quanh, nhất là những người bạn đạo cùng tu cùng học với nhau.  Đó là chúng ta tự quay về với chính mình, ngày ngày phải tu tâm sửa tánh.

Quy y Tam Bảo diễn ra khi nào?

Lễ quy y thường được tổ chức tập thể vào những ngày lễ lớn như Phật Đản, Thành Đạo, Xuất gia, Vu lan bồn… Có thể chỉ có một vị tăng chủ lễ hay cũng có thể có 3 vị gọi là tam sư. Trước khi làm lễ quy y, thân tâm ta phải trong sạch, tắm gội, mặc y phục sạch sẽ, trước đôi ba ngày nên ăn chay, giữ tâm thanh tịnh.

Trong lễ quy y, theo sự dẫn dắt của vị chủ lễ, chúng ta sẽ phải lần lượt phát nguyện những câu sau đây:

  • Đệ tử suốt đời quy y Phật.
  • Đệ tử suốt đời quy y Pháp.
  • Đệ tử suốt đời quy y Tăng.

Sau đó sẽ đọc tiếp:

  • Đệ tử quy y Phật rồi, khỏi đọa địa ngục.
  • Đệ tử quy y Pháp rồi, khỏi đọa súc sanh.

Và cuối cùng phát nguyện:

  • Đệ tử quy y Phật rồi, nguyện trọn đời không quy-y thiên, thần, quỷ, vật.
  • Đệ tử quy y Pháp rồi, nguyện trọn đời không quy-y ngoại đạo, tà giáo.
  • Đệ tử quy y Tăng rồi, nguyện trọn đời không quy-y tổn hữu, ác đảng.

Phần phát nguyện xong, vị chủ lễ ban cho người đệ tử một pháp danh, rồi giảng về ý nghĩa tam quy, đến đây là hoàn tất buổi lễ, theo lệ xưa, quý Thầy truyền Tam quy có phát cho đệ tử một tờ điệp, trong đó có ghi rõ họ tên và pháp danh của người đã quy-y.

Khi mình đã quy y với một vị Tăng nào rồi, trọn đời mình không quy y với vị nào khác nữa, do vậy, trước khi quy y nên lựa chọn vị bổn sư (Thầy của mình) cho thật kỹ.  Vị ấy phải tài cao, đức trọng, giới hạnh trang nghiêm để ta nương tựa vào mà tu học trọn đời.  Khi đã quy y rồi, dù vị thầy ấy thế nào đi nữa cũng là thầy của mình, luôn luôn phải tôn kính cúng dường, khi vị tăng ấy viên tịch, đệ tử là tông đồ phải chịu tang như cha mẹ của mình vậy.

Ý nghĩa của quy y Tam Bảo

Đi trong đêm tối, chúng ta cần một ngọn đèn sáng soi. Lạc giữa rừng sâu hay lênh đênh biển khơi, không thể không cần đến la bàn. Con người ở trên đời cũng vậy, loanh quanh không mục đích sẽ rất dễ rơi vào cõi u minh tăm tối. Lúc đó, ánh sáng đạo nguồn sẽ trở thành “chiếc đèn” giúp chúng ta tìm về giác ngộ. Nên là, quy y Tam Bảo sẽ là cách soi đường chỉ lối cho mỗi chúng ta. 

Ý nghĩa của quy y Tam Bảo
Ý nghĩa của quy y Tam Bảo

Quy y Phật

Đức Phật là người đầu tiên hiểu về giác ngộ, là người sáng lập ra đạo Phật. Trong 3 ngôi tam bảo thì đức Phật đứng đầu. Quy Y Phật nghĩa là chúng ta một lòng hướng Phật, phát nguyện học theo và thực hành những điều sẽ đưa chúng ta đến với giác ngộ. Hay nói một cách đơn giản hơn quy y Phật nghĩa là gửi gắm thân xác và tâm trí mình cho đức Phật. 

Quy Y Phật nghĩa là cam kết đạt được Phật quả, giác ngộ vì lợi ích của hết thảy chúng sinh. Khi học hỏi những giáo lý những câu chuyện xung quanh cuộc đời đức Phật, chúng ta sẽ hiểu về ngài nhiều hơn, hiểu con đường ngài đi để đạt thành chánh quả. Từ đó nguyện tu theo ngài, từ bỏ những tham sân si, thoát khỏi vô minh, sống cuộc đời an yên tự tại trong chính tâm mình – lúc đó đại khái đã là thành Phật rồi. 

Quy y Pháp

Pháp là giáo pháp, hay còn gọi là những lời dạy của đức Phật. Đối với Phật tử thì Pháp là con đường dẫn đến với chân lý. Chúng ta có thể hiểu rằng ai không được học hỏi, được đọc sách mà có thể phát triển bản thân, phát triển trí tuệ. Sách đúc kết những tri thức của nhân loại, những kinh nghiệm của người đi trước. Pháp cũng vậy, pháp chứa đựng những lời răn dạy của đức Phật. Pháp được biểu tượng bằng bánh xe Phật Giáo. Bánh xe này không ngừng chuyển động, giáo lý của Đức Phật cũng không ngừng phát triển, hợp thời hợp cơ; đưa chúng sinh từ tối đến sáng, từ khổ đến vui, từ thấp đến cao, từ vô minh đến với Giác Ngộ,… 

Quy Y Tăng

Tăng ni được xem là những thầy giáo trong đạo Phật. Họ là những nhà sư, nữ tu. Tăng trong tiếng Phạn có nghĩa là “cộng đồng trong sự hòa hợp”. Chiếu theo nghĩa này, tăng ni là bao gồm một cộng đồng những người tu sĩ sống cùng nhau trong sự hòa hợp và cam kết cuộc sống của họ chỉ học hỏi và giảng dạy Pháp của đức Phật đến với Phật tử. 

Quyền và trách nhiệm của các chư Tăng là truyền Pháp để giúp chúng sinh học hiểu và tạo động lực cho hết thảy chúng sinh tìm đến với đạo. Nên là tăng đoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng làm cầu nối cho chúng sinh đến với giác ngộ.

Quy Y Tăng
Quy Y Tăng

Có thể hình dung Phật giống như một vị bác sĩ tài ba, Pháp là thuốc chữa bệnh còn Tăng đoàn giống như một nhóm y tá. Mỗi một nhân tố trong ba nhân tố này đều đóng vai trò quan trọng giúp giải phóng con người khỏi bệnh tật. Nếu thiếu một trong ba nhân tố là quá trình chữa bệnh sẽ không hoàn thành.

Cuối cùng, ý nghĩa của quy y Tam Bảo nằm ở chỗ hướng tâm mọi chúng sinh tìm đến với trí tuệ với giải thoát. Mà Phật Pháp Tăng là ba ngôi báu mà chúng sinh cần phải nhất mực tuân theo và kính ngưỡng nếu muốn thoát khỏi bể khổ mà nhân loại không một ai không gặp phải.

Những điều cần biết khi Quy Y Tam Bảo

  • Quy y Tam Bảo không phải là sự cứu rỗi, giải thoát trông chờ vào sự ban ơn giải thoát của Phật, Phá, Tăng.
  • Quy y Tam Bảo cũng không phải là quy y với một vị sư, thầy, hay một ngôi chùa, giáo phái nào. Quy chính là việc tu tập tự nương tựa theo Tam Bảo của chính mình
  • Sau khi quy y tam bảo, chúng ta cần sống và hành động theo đúng tránh sống thất niệm, phóng dật, làm điều xấu ác, nói năng bất chánh thì sẽ dẫn đến mất tam quy
  • Tam quy là luôn cố gắng tự mình gìn giữ thân, khẩu, ý trong lành (quy y Tăng), tâm không xao động, luôn luôn trầm tĩnh, ổn định (quy y Phápvà trí luôn tỉnh thức, giác tỉnh, sáng suốt (quy y Phật).

Tạm kết

Trên đây là những giải thích về tam bảo là gì? cũng như các nghi lễ của quy y tam bảo. Việc tu tập theo Tam Bảo sẽ giúp con người khai phóng được trí huệ, đi đúng con đường, có được đời sống tinh thần luôn tràn đầy năng lượng tích cực. Nhờ tam bảo mà con người tránh rơi vào vô ngã, tham – sân – si. Với tôn chỉ lấy sự chân thật làm trọng, tín nghĩa làm quý, phước đức làm thước đo. Đối với những người trẻ đặc biệt là trẻ em được cha mẹ chỉ dẫn, giáo dục theo tam bảo sẽ giúp con mở rộng lòng yêu thương đến mọi người, biết tôn kính, báo hiếu cha mẹ, sống có ích cho xã hội.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI

spot_img