Tảo hôn là gì? Những hậu quả mà tảo hôn gây ra cho gia đình xã hội là như thế nào? Tảo hôn có bị phạt tù không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu về vấn đề này. Bài viết hôm nay Bantinz sẽ giải đáp các thắc mắc xung quanh đến vấn đề tảo hôn, cùng tham khảo ngay nhé!
Tảo hôn là gì?
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Cụ thể nam phải đủ 20 tuổi, nữ phải đủ 18 tuổi trở lên mới được đăng ký kết hôn, những trường hợp mà 1 hoặc cả 2 đều dưới tuổi quy định kết hôn thì được coi là tảo hôn.

Tảo hôn là hành vi lấy vợ lấy chồng trước tuổi quy định của pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, trái với chuẩn mực đạo đức, ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội, gánh nặng lớn cho nền kinh tế, khiến chất lượng sống thấp, giống nòi bị thụt lùi không phát triển.
Theo điểm b khoản 2 điều 5 luật này quy định thì đây là hành vi bị cấm. Do đó mà việc lấy vợ, lấy chồng của nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn sẽ không được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền, không được xác nhận là quan hệ vợ chồng, không có giấy đăng ký kết hôn, không được pháp luật bảo vệ theo luật hôn nhân và gia đình.
Xem thêm: Mắt tam bạch là gì? Dấu hiệu nhận biết, luận đoán tính cách
Nguyên nhân của tảo hôn
Tỷ lệ tảo hôn ở Việt Nam hiện nay đang còn khá cao đặc biệt là vùng trung du và miền núi phía Bắc. Lý giải về điều này thì sau đây là một vài nguyên nhân dẫn đến tảo hôn như:
- Hủ tục lạc hậu của một số dân tộc ít người (phép vua còn thua lệ làng) do đó mà tình trạng tảo hôn đặc biệt là tảo hôn cận huyết thống diễn ra khá phổ biến hiện nay
- Việc xử phạt các vấn đề tảo hồn chưa được sâu sát chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt là tình trạng này diễn ra và dường như không có xử phát do đó mà dần dần mọi người mặc định là không vi phạm
- Trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của người dân vùng sâu vùng xa còn nhiều hạn chế. Họ không có điều kiện tiếp thu những tiến bộ, thay đổi phát triển của xã hội
- Việc tuyên truyền pháp luật, phổ biến kiến thức sinh sản liên quan còn chưa được rộng rãi, còn nhiều hạn chế về công tác dân vận.
- Khó có thể can thiệp mạnh mẽ, quyết liệt đối với những nơi có tình trạng tảo hôn cao bởi trình độ hiểu biết nhận thức và liên quan đến nhiều vấn đề nhân quyền,…mà đôi khi cán bộ gặp khó trong việc xử lý quyết liệt tình trạng này
- Những vùng dân tộc thiểu số thì điều kiện kinh tế còn quá nhiều khó khăn, không có điều kiện tiếp cận đến cái mới khiến, sống biệt lập, hủ tục tập quán của các dân tộc

Hậu quả của tảo hôn
Tảo hôn đã để lại hậu quả vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội:
Hậu quả của tảo hôn đối với bản thân, gia đình
- Về sức khỏe, hậu quả của việc tảo hôn sẽ là sức khỏe những cô gái trẻ bị ảnh hưởng nặng nề do cơ thể chưa phát triển toàn diện do làm mẹ sớm. Mang thai, sinh con làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người dẫn đến thoái hóa và các di chứng bệnh tật, suy kiệt sức khỏe. Đặc biệt, đối với những bé gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai, sinh đẻ cao hơn phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân thấp bé hơn những đứa trẻ khác.
- Về tinh thần, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tác hại của tảo hôn đối với tinh thần cũng không hề nhỏ. Độ tuổi tảo hôn thường nằm trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý của con người. Kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi, thư giãn, tham gia vui chơi, giải trí, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi.
- Về giáo dục, phần lớn những cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn nhỏ phải nghỉ học giữa chừng, mất đi cơ hội tập, tiếp thu nền giáo dục tiên tiến, hiện đại để phát triển tối đa nhân cách, tài năng về trí tuệ và thể chất.
- Về kinh tế, tỷ lệ người trẻ kết hôn sớm có khả năng đóng góp cho kinh tế của gia đình là rất thấp. Điều này dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao. Đồng thời, kết hôn khi chưa chín chắn hoặc bị bắt ép khiến nhiều cặp đôi nhanh chóng tan vỡ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi trẻ em.

Đối với xã hội
Hậu quả của tảo hôn đối với đời sống xã hội là vô cùng lớn. Tảo hôn là nguyên nhân góp phần gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em, gây thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, nguồn nhân lực trong tương lai. Đồng thời gây những hậu quả tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ của xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Thực trạng tảo hôn ở Việt Nam hiện nay
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê điều tra năm 2014 thì có tới 26,6% người dân tộc thiểu số (DTTS) tảo hôn.
Tới năm 2019 thì tỷ lệ tảo hôn ở DTTS đã giảm tuy nhiên vẫn đang còn khá cao với con số 21,9%. Đặc biệt là ở các vùng tập trung nhiều đồng bào DTTS sinh sống như Tây Nguyên là 27,5%, Trung du và miền núi phía Bắc là 26.4%. Đồng bằng sông Hồng là 7,8%

Độ tuổi kết hôn trung bình của người DTTS tảo hôn năm 2018 là 17,5 tuổi đối với nam và 15,8 tuổi đối với nữ. Như vậy theo quy định về độ tuổi kết hôn ở Việt Nam là nam từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên.
Vùng trung du và miền núi Phía Bắc có tỉ lệ tảo hôn cao hơn các vùng khác, đứng đầu là tỉnh Sơn La với 128.873 trường hợp, xếp thứ 2 là 73.772 trường hợp,….
Lý giải về tình trạng này là do hủ tục lạc hậu ở một số địa phương nơi người dân tộc thiểu số sinh sống. Nhận thức của người dân về vấn đề tảo hôn chưa được nâng cao, việc giáo dục nhận thức còn nhiều hạn chế. Sức khỏe sinh sản cũng như hệ lụy mà vấn nạn tảo hôn để lại quá lớn.
Tảo hôn có bị phạt tù không?
Theo bộ luật hình sự 2015 sửa đổi đã bỏ quy định về tội tảo hôn. Do đó mà không xử lý hình sự đối với hành vi tảo hôn. NHƯNG sẽ xử lý hình sự với hành vi tổ chức tảo hôn.
Trong điều 183 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội tổ chức tảo hôn như sau:
“Người nào tổ chức hành vi lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”
Tạm kết
Trên đây là những thông tin kiến thức lý giải về tảo hôn là gì? Hậu quả mà tảo hôn để lại là vô cùng lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Đây là một hủ tục không tốt làm kinh tế chậm phát triển gây ra nhiều bệnh tật, chất lượng sống bị giảm sút do đó công tác tuyên truyền cũng như giáo dục nhận thức cho thế hệ trẻ đặc biệt là khu vực có tỷ lệ tảo hôn cao.