HomeHot trendZ newTảo mộ là gì? Hướng dẫn sắp lễ, văn khấn tảo mộ...

Tảo mộ là gì? Hướng dẫn sắp lễ, văn khấn tảo mộ cuối năm

Tảo mộ là một trong những hoạt động quan trọng trong những người cuối năm, chuẩn bị tết đến xuân về trong truyền thống, văn hóa của người dân Việt Nam. Đây là dịp mà con cháu về tề tựu đông đủ để sửa sang lau dọn “nhà cửa” cho tổ tiên. Vậy tảo mộ là gì? Khi đi tảo mộ cần chuẩn bị những vật dụng gì? Cùng tham khảo ngay nhé!

Tảo mộ là gì?

Tảo mộ hay chạp mả là việc lau dọn, vệ sinh lại khu mộ của gia đình dòng họ, bên cạnh đó có thể sửa sang, tu sửa lại cho khu mộ thêm đẹp, trang nghiêm hơn. Tảo mộ là hoạt động mà tất cả con cháu, anh em trong gia đình dòng họ hội họp để dọn lại khu mộ của những người quan trọng đã khuất.

Tảo mộ là gì?
Tảo mộ là gì?

Hoạt động tảo mộ thường được tổ chức vào dịp tháng chạp và tết thanh minh. Với dịp gần tết thì thường các gia đình Việt sẽ tới khu mộ của gia đình dọn dẹp nhổ cỏ để khu mô thêm khang trang sau đó thắp hương dâng lễ rồi mời ông bà tổ tiên những người quá cố sẽ về ăn tết cùng với các con các cháu.

Xem thêm: Tam Sên là gì? Bộ Tam Sên cúng Thần Tài đầy đủ nhất!

Ngày tảo mộ cuối năm là ngày nào?

Người Việt Nam có quan niệm khi bước sang 1 năm mới thì mọi điều cần phải mới mẻ tươi mới. Đặc biệt là truyền thống uống nước nhớ nguồn thì phần mộ của người thân trong gia đình cũng được con cháu chăm chút. Ngày tảo mộ sẽ tiến hành vào khoảng thời gian từ 20 – 30 tháng chạp, con cháu sẽ lau dọn, trang trí, sau đó thắp hương khấn mời ông bà tổ tiên cùng về đón tết với con cháu.

Ở những dòng tộc lớn thì việc tảo mộ được quy định rõ ràng và thực hiện rất trang trọng. Thường những người ra dọn khu mộ là trai đinh trong họ, còn nữ đinh chỉ phụ việc sắp lễ, cắm hoa

Hướng dẫn cách chuẩn bị và sắp lễ cúng chi tiết

Để ngày tảo mộ được diễn ra trọn vẹn tốt đẹp thì sau đây là những vật dụng và lễ vật cần chuẩn bị trước khi đi tảo mộ gồm:

Các vật dụng cần dùng khi đi tảo mộ

Tảo mộ chính là việc lau dọn, sửa sang lại mộ phần do đó mà khi đi tảo mộ thì bạn cần chuẩn bị những đồ vật sau:

  • Xẻng, cuốc để đắp lại phần mộ cho đầy đặn (theo quan điểm của nhiều vùng thì họ dùng cuốc để cuốc xung quanh để mở đường cho ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu)
  • Chậu, khăn, chổi, nước ngũ vị hương để tẩy uế trên phần bia khắc tên trên mộ
  • Các vật dụng dùng để nhổ cỏ
  • Bật lửa, nhang

Trên đây là những vật dụng cơ bản, tùy theo từng địa phương, vùng miền mà có những phong tục, phương thức tảo mộ khác nhau

Cách sắm lễ cúng tảo mộ

Tảo mô không chỉ cần dọn dẹp, trang hoàng lại khu mộ mà việc sắp lễ vật để dâng lên cũng quan trọng. Một số đồ lễ mà bạn cần phải chuẩn bị khi đi tảo mộ gồm:

  • 1 mâm lễ chay hoặc lễ mặc (tùy theo nghi thức cúng của gia đình, địa phương)
  • 1 bộ tam sinh: 1 miếng thịt lợn, 3 hoặc 5 con cua (có thể là con tôm), 1 hoặc 3 quả trứng
  • Nhang, đèn, giấy ngũ sắc, vàng mã
  • Hoa quả tươi
  • Trầu cau
  • Rượu
  • Chè
  • Nước

Việc sắm lễ to nhỏ không quan trọng, mà điều đặc biệt chính là lòng thành của con cháu đối với ông bà tổ tiên, việc dọn dẹp tảo mộ cần xuất phát từ tâm, với tâm lòng tưởng nhớ, biết ơn. Khi dọn dẹp hạn chế cãi nhau to tiếng ở nơi an nghỉ của ông bà

Cách sắm lễ cúng tảo mộ
Cách sắm lễ cúng tảo mộ

Ý nghĩa của ngày tảo mộ là gì?

Tảo mộ là dịp để anh em, con cháu quây quần lại sau một năm làm việc, học tập để cùng ra nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên cùng nhau dọn dẹp, tân trang lại khu mộ. Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng thành, sự biết ơn hiếu thuận tới ông bà tổ tiên. Nhắc nhở con cháu về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” “chim có tổ, người có tông”

Tảo mộ là một nét đẹp trong truyền thống, văn hóa của người dân Việt Nam đã được lưu giữ qua bao thế hệ. Truyền thống này vẫn được gìn giữ và duy trì cho thế hệ hôm nay và mai sau, in sâu vào tiềm thức và ý thức hệ

Ý nghĩa của ngày tảo mộ là gì?
Ý nghĩa của ngày tảo mộ là gì?

Một vài lưu ý nhỏ khi đi tảo mộ ngày cuối năm

Tạo mộ đối với các gia đình Việt là hoạt động rất quan trọng trong những ngày chuẩn bị đón tết nguyên đán. Khi đi tảo mộ thì mọi người cần chú ý một số điều sau:

  • Việc đi tảo mộ là tự nguyện thể hiện lòng thành do đó mà hãy tự tay sửa sang đừng vì bất cứ lý do gì mà quên đi hay nhờ dịch vụ làm. Việc lau dọn, vệ sinh giúp mộ phần được đẹp hơn, cả 1 năm mới có dịp để ra khu mộ để thăm, quan sát sự thay đổi nếu có gì bất thường thì bạn còn biết để khắc phục. Đối với những người sống xa nhà hoặc ở nước ngoài trường hợp bất khả kháng thì có thể nhờ anh em, họ hành giúp đỡ cũng được. Chúng ta đã kiếm tiền cả năm rồi những chỉ có 1 ngày để dọn dẹp, tỏ lòng thành kính biết ơn với ông bà.
  • Khi đi tảo mộ việc mang theo những đồ thờ, lễ vật cúng cho người thân ở gia đình mình là không thể thiếu. Bên cạnh đó nên chuẩn bị thêm một chút đồ cúng khác như hương, nến, cau trầu, rượu… Để có thể dâng cho các vị thần nơi đó và những phần mộ không có mộ phần khác.
  • Tuyệt đối không được tác động mạnh tới ngôi mộ ví dụ không được dùng cuốc xẻng đào bới mộ phần, điều này đã phạm, gây động tới nơi an nghỉ của ông bà, thường mồ mả bị động thì anh em trong nhà lục đục, không hòa thuận, công việc làm ăn bị thất bát không may mắn. Vì vậy mà khi lau dọn cần chú ý tránh động chạm
  • Lưu ý, khi đi hóa vàng chúng ta nên kêu tên người đã khuất để người đó nhận được những đồ bạn muốn gửi, một phần nữa là khi gọi tên gợi cho bạn nhớ lại những ký ức đẹp và tự nhiên sẽ cảm thấy lòng ấm áp hơn.
  • Những cây dại mọc xung quanh phần mộ chúng ta nên chặt bỏ và dọn dẹp cho nó sạch sẽ và thoáng đãng. Bởi lẽ, theo phong thủy thì khi phần mộ tổ tiên sạch sẽ, rộng lớn và quang đãng thì vận mệnh của con cháu sẽ vượng lên, vạn sự như ý. Với những cây do gia đình mình trồng và chăm sóc chúng ta không nên chặt bỏ, bởi vì nó là cây bóng mát cho những người đã khuất.
  • Khi đi tảo mộ chúng ta cần hạn chế tốt hơn hết là nên tránh nói chuyện lớn, kêu tên nhau, đùa giỡn giữa chốn này, đây là một việc làm được xem là vô cùng thất kính với tổ tiên.
  • Khi đi tảo mộ, tốt nhất là nên đi vào buổi sáng, lúc ấy không khí trong lành thoáng đãng rất thích hợp để tảo mộ và tận hưởng không khí trong lành của tiết thanh minh.
  • Khi đi tảo mộ về nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo để tránh tà khí ám vào người, khi đi ra khỏi khu nghĩa trang bạn nên rửa sạch hết bùn đất bám bẩn ở chân để tránh gặp những điều xui xẻo trong cuộc sống.

Văn khấn tảo mộ chi tiết

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:…………………..

Hôm nay là ngày… tháng Chạp năm Canh Tý, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:…………..

Ngụ tại:…………..

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:…………… có phần mộ táng tại………… được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám. Phù hộ độ trì

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn tảo mộ chi tiết
Văn khấn tảo mộ chi tiết

Bài cúng tạ mộ cuối năm (chạp mã)

Bài cúng mẫu 1

(Tạ mộ để xin phép Thổ thần Thổ địa nơi đó cho Ông bà về ăn Tết)

Kính lạy:

– Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.

– Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

– Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.

– Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Chúng con (Họ tên vợ, chồng)……………………………………………………

Địa chỉ…………………………………………………………………………………

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là:………………………………

(Tên của Ông, bà, cha mẹ…): Tuổi………………………….

Tạ thế ngày…………………………………………………………..

Phần mộ ký táng tại……………………………………………….

Nay nhân ngày (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).

Bài cúng 2

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

– Con kính lạy hương linh cụ:………………………………………………………

Hôm nay là ngày… …….tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………….

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:……………kỵ nhật là…….có phần mộ táng tại…………được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám

Phù hộ độ trì

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin giải thích về “tảo mộ là gì?” cùng với đó là nhiều kiến thức liên quan theo tập tục chung ở nhiều miền quê Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa không nhỏ đối với đời sống văn hóa, tinh thần, đạo hiếu “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta. Một năm mới nữa lại đến bantinz kính chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe, thành công và đừng quên theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều thông tin hay nữa nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI

spot_img