HomeHot trendZ newThao túng tâm lý là gì? Biểu hiện và cách để không...

Thao túng tâm lý là gì? Biểu hiện và cách để không bị thao túng tâm lý

Thao túng tâm lý có thể xuất hiện ở các mối quan hệ trong đời sống của chúng ta, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần, vật chất của nạn nhân. Năm 2022 nổi lên vụ Anna Bắc Giang lừa đảo hàng chục tỉ đồng khi thao túng tâm lý được 1 một các nạn nhân. Vậy thao túng tâm lý là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách để không bị thao túng tâm lý là gì? Thì cùng bantinZ tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây!

Thao túng tâm lý là gì? 

Thao túng tâm lý là hình thức lạm dụng tâm lý, ảnh hưởng quá mức tới người khác thông qua hành vi bóp méo tinh thần, lạm dụng tình cảm, cảm xúc với mục đích chiếm lấy quyền lực, kiểm soát hành vi của nạn nhân để có được lợi ích hoặc đặc quyền về vật chất, tình cảm.

Xem thêm: Thot là gì? Nguồn gốc và cách sử dụng của từ Thot?

Tuy nhiên ranh giới giữa “ảnh hưởng xã hội lành mạnh” và “thao túng tâm lý độc hại khá mong manh” bạn cần phải nhận biết và phân biệt rõ tránh nhầm lẫn

  • Ảnh hưởng xã hội lành mạnh xảy ra thường một phần là sự cho và nhận giữa các mối quan hệ, mang tính xây dựng
  • Thao túng tâm lý: lợi ích chỉ ở một bên. Kẻ thao túng cố tình tạo ra sự mất cân bằng về quyền lực và lợi dụng nạn nhân để phục vụ lợi ích riêng của mình.
Thao túng tâm lý là gì?
Thao túng tâm lý là gì?

Các dấu hiệu của hành vi thao túng tâm lý hiện nay

Để biết được những đối tượng có hành vi thao túng tâm lý thì sau đây là những dấu hiệu mà bạn cần nhận biết:

Hành vi gây hấn thụ động (passive-aggressive)

Bước đầu tiên người thao túng thường sẽ đồng ý việc nào đó với bạn nhưng sau đó thể hiện các biểu hiện gián tiếp để cho bạn biết họ thực sự không muốn làm điều đó như châm biếm, im lặng, trì hoãn, thể hiện sự thất vọng,… với bạn. Vấn đề ở đây là không nói thẳng mà tỏ thái độ hay các hành vi gián tiếp để bạn tự hiểu, tự căng thẳng như:

  • Sử dụng sự hài hước, châm biếm, im lặng để đối xử với bạn
  • Từ chối những cuộc trò chuyện mang tính xây dựng
  • Cố tình tạo sai lầm, luôn trì hoãn trong việc thực hiện các vấn đề
  • Thể hiện sự phẫn nộ và chống đối ngầm

Chỉ trích, đe dọa trên mạng hoặc ngoài đời thực

Cách bạo hành tâm lý bằng chỉ trích, đe dọa:

  • Trên mạng xã hội: Tung tin đồn thất thiệt, lan truyền những thông tin bất lợi hoặc cố tình nói xấu nạn nhân. Đây là hành vi được sử dụng nhiều hiện nay khi mà mạng xã hội phát triển việc bắt nạt, bạo lực mạng không còn xa lạ nữa. Hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng khiến nạn nhân trầm cảm, lo lắng, có suy nghĩ và hành vi không tự chủ tiêu cực như tự sát.
  • Bắt nạt trí tuệ: Một số người thao túng tự coi mình là chuyên gia và áp đặt kiến ​​thức của họ lên nạn nhân. Điều này khiến người khác cảm thấy thiếu thốn và phụ thuộc vào họ. 
  • Bắt nạt trí tuệ: Nhiều người cho rằng mình là chuyên gia, áp đặt kiến thức hiểu biết chủ quan của bản thân lên nạn nhân.
  • Bắt nạt quan liêu: Hình thức này thường bắt gặp trong thủ tục, giấy tờ hành chính. Kẻ thao túng sử dụng luật pháp và thủ tục giấy tờ để chế ngự hoặc phá hoại mục tiêu của nạn nhân. 
Cách bạo hành tâm lý bằng chỉ trích, đe doạ từ trên mạng và ngoài đời thực
Cách bạo hành tâm lý bằng chỉ trích, đe doạ từ trên mạng và ngoài đời thực

Bóp méo sự thật (distortion-gaslight)

Một hình bóp méo là gây sự nghi ngờ cho bản thân nạn nhân, khiến họ nghi ngờ về khả năng và kỹ năng của chính mình dẫn đến thiếu quyết đoán trong các quyết định. 

Sự tội lỗi

Nạn nhân của thao túng tâm lý thường hay bị lôi kéo về mặt cảm xúc, dễ mủn lòng, cảm thông trước người khác. Do đó mà kẻ thao túng tâm lý thường có xu hướng đóng vai nạn nhân hoặc luôn nhắc lại ân huệ trong quá khứ để gợi lên sự biết ơn, phụ thuộc của nạn nhân

Phớt lờ

Biểu hiện đơn giản nhất của kiểu thao túng tâm lý này là im lặng. Làm ngơ và im lặng là cách họ trừng phạt nạn nhân. Đối phương đang mong đợi sự xác thực hoặc khẳng định của người thao túng nhưng họ lại cố tình phớt lờ. Để nạn nhân luôn ở trạng thái hoang mang, lo lắng, không biết là bản thân đã gây ra lỗi gì.

So sánh với thường khác

Những người thao túng có xu hướng so sánh bạn với những người khác. Đây là một cách khiến nạn nhân bất an và tự phê bình bản thân khi bị so sánh. Họ thậm chí có thể thuê hoặc thay thế người khác để gây áp lực cho bạn về cảm xúc hoặc nhiều khía cạnh. 

So sánh với thường khác
So sánh với thường khác

Tạo sự gần gũi bất thường

Biểu hiện cuối cùng của những người có hành vi thao túng tâm lý đó là cố tình tạo sự gần gữi thân thiết. Họ cố tình phát triển mối quan hệ rất nhanh, đối xử rất tốt nhưng không bền vững. Kẻ thao túng sẽ luôn tạo cảm giác gần gữi, ngợi khen và thể hiện tình cảm mãnh liệt để tạo lòng tin ở nạn nhân.

Biểu hiện của thao túng tâm lý

Một số dấu hiệu việc bạn đang bị thao túng tâm lý bao gồm: 

  • Bạn thường xuyên nghi ngờ bản thân, mang năng lượng tiêu cực.
  • Bạn thường cảm thấy bối rối và nghĩ rằng bạn đang điên rồ.
  • Bạn thường phải xin lỗi người khác.
  • Bạn cứ thắc mắc tại sao mình có vẻ được đối xử tốt nhưng bạn vẫn không hài lòng. 
  • Bạn bao che cho hành vi của người đang thao túng tâm lý bạn với mọi người xung quanh. 
  • Bắt đầu nói dối để tránh bị xúc phạm.
  • Việc đưa ra quyết định những việc đơn giản nhất ngày trở nên khó khăn.
  • Bạn cảm thấy mình là một con người hoàn toàn khác.
  • Bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn nhưng bạn không thể giải thích.
  • Bạn không còn tìm thấy niềm vui.
  • Bạn liên tục hỏi chính mình liệu bạn có phải là người tốt không.

Hãy nhớ rằng ngay từ đầu đây không phải là lỗi của bạn. Thứ hai, bạn không thể thay đổi người đã thao túng bạn, vì vậy hãy tránh xa những người đó.

Cách để không bị thao túng tâm lý

Thao túng tâm lý đã len lỏi vào sâu đời sống nó có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu trong các mối quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, tình yêu. Việc bị thao túng tâm lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của chúng ta. Nạn nhân luôn sống trong trạng thái buồn bã, nghi ngờ bản thân, cảm thấy tự ti, năng lực yếu kém, bản thân luôn là người có lỗi,…Đây chính là mối quan hệ độc hại mà bạn cần tỉnh táo nhận ra và thoát khỏi mối quan hệ này. Bên cạnh đó thì sau đây là cách đối phó nếu bạn rơi vào tình trạng bị thao túng:

Cách để không bị thao túng tâm lý
Cách để không bị thao túng tâm lý
  • Hạn chế tiếp xúc với những người có xu hướng thể hiện tình cảm, xảm xúc thái quá giả tạo, cố gắng làm thân, làm quen khi bạn tới môi trường mới
  • Xây dựng quy tắc cho bản thân và ranh giới mà người khác không được phép chạm tới bạn. Chẳng hạn như mức độ đùa, nói chuyện vui vẻ là như thế nào
  • Đừng đưa ra những quyết định vội vàng mà cần có thời gian để suy nghĩ thấu đáo để tránh những điều hối tiếc sau này. 
  • Xây dựng lại lòng tin bản thân bằng cách lắng nghe tín hiệu bên trong bạn. Cần tỉnh táo nhận thức rõ năng lực của bản thân để không vì lời nói của người khác mà xáo trộn cuộc sống
  • Nếu bạn không thể giải quyết cảm xúc bị thao túng hãy tìm gặp nhà trị liệu tâm lý để giúp bạn kiểm soát, cân bằng với cảm xúc của mình.
  • Việc đọc sách hoặc nghe nhạc, viết nhật ký sẽ giúp bạn giải tỏa được những cảm xúc, suy nghĩ ở trong bạn, từ đó cảm thấy tự tin vào bản thân hơn. Có năng lực nhận thức được chuyện đúng sai, có khả năng phản biện nếu người khác đưa ra quan điểm chưa đúng.

Những câu nói thao túng tâm lý thường gặp

Một vài câu nói thao túng tâm lý thường gặp trong giao tiếp hằng ngày mà có thể bạn chưa biết:

1. “Bạn điên rồi”

Theo bác sĩ Hairston, đây là cụm từ phổ biến mà những người thao túng dùng để trốn tránh trách nhiệm hoặc thực hiện mục đích của bản thân. Nó khiến nạn nhân nghi ngờ khả năng phán đoán và sự tỉnh táo của mình.

2. “Điều đó không bao giờ xảy ra đâu”

Khiến người khác nghi ngờ về ký ức cũng như thực tại là một chiến thuật bị động nhưng mang lại ảnh hưởng nặng nề. Việc nói với ai đó rằng điều gì đó đã không xảy ra sẽ khiến cảm xúc của người nghe giảm sút, và câu nói này sẽ đặc biệt có hại nếu nó xoay quanh một sự kiện đau buồn.

Điều đó không bao giờ xảy ra đâu
Điều đó không bao giờ xảy ra đâu

3. “Ý của tôi không phải như vậy”

Khi sử dụng câu này, người nói đang muốn phủi bỏ hoàn toàn trách nhiệm. Tiến sĩ Douglas cho biết: “Người phát ngôn câu nói này muốn làm mất uy tín của nạn nhân, đả kích kinh nghiệm hoặc trí thông minh của họ”.

4. “Nếu thật sự quan tâm đến tôi, bạn sẽ…”

Trong mối quan hệ yêu đương, người thao túng sẽ lợi dụng tình yêu của đối phương như một phương tiện để bào chữa cho hành vi xấu của mình, họ có thể đổ tội cho đối phương rằng đã gian dối hoặc gây ra các vấn đề trong mối quan hệ. Những người như vậy thường nói một số câu như: “Nếu anh quan tâm em thì anh sẽ để cho em xem điện thoại của anh”, từ đó buộc nạn nhân phá bỏ những ranh giới cá nhân của mình.

5. “Ai cũng biết là bạn thật điên rồ”

Đây là chiến thuật quan trọng của những kẻ thao túng, họ sẽ cố gắng cô lập và khiến bạn cảm thấy đơn độc. Thông thường, thay vì sử dụng những cái tên cụ thể thì họ sẽ nói một cách chung chung như “mọi người đều nghĩ rằng bạn có vấn đề” hoặc “tất cả bạn bè đều biết bạn có vấn đề”.

6. “Bạn luôn luôn làm quá mọi thứ lên”

Một số từ mang nghĩa tuyệt đối như: Luôn luôn, không bao giờ, tất cả mọi người hoặc chẳng ai là những “báo động đỏ” của một kẻ thao túng. Việc buộc tội ai đó đang làm quá mọi việc sẽ khiến họ cảm thấy nhận định của mình về sự kiện nào đó là sai.

Những câu nói thao túng tâm lý thường gặp
Những câu nói thao túng tâm lý thường gặp

7. “Đây là lý do tại sao bạn không có bạn bè”

Mục đích của câu nói này là tấn công vào giá trị của người nào đó và khiến họ nảy sinh ý muốn xa lánh người khác, đồng thời phụ thuộc vào người thao túng nhiều hơn vì cảm thấy chỉ có người đó mới xem mình là bạn bè. Những kẻ thao túng này thậm chí có thể đề nghị bạn tránh xa một số người nhất định. Theo bác sĩ Hairston, đây được xem là một kiểu thao túng khá tinh vi.

8. “Đừng quá bận tâm về điều này”

Tương tự như việc nói với ai đó rằng họ bị điên hoặc phản ứng thái quá, câu nói này làm mất uy tín hoặc giảm thiểu trí thông minh, cảm xúc hoặc độ tin cậy của nạn nhân – Tiến sĩ Douglas cho hay. Về cơ bản, câu nói này sẽ khiến người nghe lo lắng rằng phản ứng của họ đối với sự việc không đúng.

9. “Bạn chẳng biết đùa gì cả”

Những kẻ thao túng thường nói điều này kèm theo các câu nói gây tổn thương, họ cũng có thể soi mói người khác dưới dạng những câu đùa cợt để không bị gán tội nói xấu.

10. “Chính bạn đã khiến tôi phải làm thế”

Những người muốn thao túng người khác thường nói rằng nạn nhân là người đã khiêu khích và nếu có chuyện gì xảy ra, họ sẽ đổ hết mọi tội lỗi lên đầu nạn nhân. Những lúc này, người bị hại sẽ cảm thấy họ cần phải xin lỗi ngay cả khi biết rằng mình không làm gì sai.

11. “Bạn nghĩ họ sẽ tin ai?”

Những câu nói thế này thường đến từ cấp trên hoặc nửa kia của nạn nhân, họ là những người có ảnh hưởng lớn và dễ khiến bạn cảm thấy bất lực, ví dụ như: “Nếu nói ra, bạn nghĩ họ sẽ tin ai, tôi hay một kẻ điên”.

Bạn nghĩ họ sẽ tin ai?
Bạn nghĩ họ sẽ tin ai?

12. “Bạn nhạy cảm quá đấy”

Khi bạn thể hiện sự tổn thương cảm xúc của mình, những kẻ thao túng sẽ dùng câu nói này để phủ nhận những cảm xúc ấy. Vì vậy, cách ứng xử tốt nhất trong trường hợp này là giữ vững quan điểm của bạn. Bác sĩ Hairston gợi ý: “Bạn nên đáp lại rằng: Tôi không cảm thấy mình là người nhạy cảm, chỉ là tôi đang cố gắng để thể hiện quan điểm của bản thân”.

Tạm kết

Thao túng tâm lý có thể xảy ra với tất cả mọi người ở mọi nơi, chúng khiến bạn áp lực, tự ti, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần. Việc nhận biết được bản thân đang bị người khác thao túng tâm lý không hề dễ dàng. Do đó bài viết trên giúp cho bạn trang bị thêm kiến thức về thuật thao túng này để tránh làm “quần cờ” cho người khác. Theo dõi bantinz nhiều hơn để cập nhật thêm các xu hướng đời sống giới trẻ Việt Nam

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI

spot_img