Tòa án binh là gì? Tòa án này có khác gì so với tòa án dân sự hay không? Cùng Bantinz đi tìm hiểu chi tiết về thông tin, kiến thức này trong bài viết sau!
1. Tòa án binh là gì?
Tòa án binh là một loại hình tòa án đặc biệt trực thuộc Bộ quốc phòng, có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Tòa án binh bắt đầu được tổ chức để đảm nhiệm công năng xét xử trong quân đội từ sau ngày Toàn quốc kháng chiến năm 1946.

Tòa án binh tại Việt Nam cũng tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, đối với những vi phạm pháp luật trong lực lượng quân đội sẽ được phân cấp giải quyết bởi tòa án binh thay vì tòa án nhân dân thông thường.
Tòa án binh chính thức được đổi tên thành tòa án quân sự sau khi ban hành Hiến pháp năm 1959.
Xem thêm: Thứ sáu ngày 13 là gì? Cần tránh làm gì để không gặp xui xẻo
2. Thẩm quyền xét xử của Tòa án binh
Các trường hợp đối tượng mà tòa án binh sẽ đảm nhiệm xét xử gồm:
Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử nhiều loại tội phạm quân sự, nhiều tội danh gần giống với tội phạm dân sự như gian lận, trộm cắp hoặc khai man. Những người khác, như hèn nhát, đào ngũ, và không phối hợp, hoàn toàn là tội ác quân sự.
Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được quy định tại Chương XXI Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
- Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện.
- Phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
- Vụ án hình sự mà liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
- Vụ án hình sự mà gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân
- Vụ án hình sự mà phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
- Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Nhìn chung thì tòa án nhân dân có thẩm quyền rộng hơn tòa án quân sự điều này đã được quy định trong pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002.

Thẩm quyền xét xử của tòa án binh khi bị cáo phạm nhiều tội
Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:
- Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
- Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.
Có thể thấy, những vụ án do quân nhân phạm tội hoặc bất cứ người nào có hành vi phạm tội làm thiệt hại đến quân đội thì đều thuộc thẩm quyền của Tòa án quận sự. Ví dụ: Xe biển đỏ (xe quân đội) lưu thông nhưng gây tai nạn trên đường phố hoặc hành vi trộm cắp của quân nhân khi đang tại ngũ…
Vì sao Quân đội có tòa án riêng?
Quân đội là hệ thống bảo vệ cao nhất của một quốc gia, nó ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị của đất nước. Quân đội nhân dân đóng góp vai trò chủ chốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Do tính chất đặc thù, ảnh hưởng đến an ninh vận mệnh quốc gia do đó mà Quân đội có tòa án riêng.
Bên cạnh đó với trước diễn biến bạo đồng, sự chống phá của nhiều thế lực thù địch trong và ngoài nước việc xuyên tạc thông tin, các vấn đề trong quân đội, lực lượng vũ trang sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh quốc gia. Do đó mà mọi vụ việc diễn ra trong phạm vi quân đội sẽ do tòa án binh xử lý. Điều này đã được quy định trong Hiến pháp và Pháp chế Tòa án Việt Nam.

Trong tình hình mới hiện nay việc nhiều thế lực phản động, chống phá lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin cũng như nhân danh dưới nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế để tạo lòng tin cho nhân dân trên không gian mạng, tích cực nhồi nhét các vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, kích động chống phá tới các vấn đề giáo dục, quân đội, công an Việt Nam. Để từ đó người dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước, chia rẽ nội bộ, dễ dàng bạo động lật đổ. Do đó mà người dân cần hết sức tỉnh táo chắt lọc thông tin để tránh đi vào con đường sai trái.
Tạm kết
Trên đây là các thông tin tìm hiểu về “tòa án binh là gì?” cùng với đó là các nội dung có quy định trong luật. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức trong việc tìm hiểu những nội dung không có trong sách giáo khoa. Theo dõi trang nhiều hơn để cập nhật thêm nhiều thông tin hay nhé!