Xã hội ngày càng hiện đại, mạng xã hội phát triển như vũ bão mọi thứ diễn ra nhanh gấp khiến con người quay cuồng hối hả không có sự kết nối với nhau, cảm xúc thì bị hời hợt. Do đó mà xuất hiện càng nhiều các căn bệnh tâm lý một trong số đó là trầm cảm học đường. Vậy trầm cảm học đường là gì? Thực trạng, nguyên nhân, dấu hiệu của trầm cảm ra sao cùng theo dõi ngay dưới bài viết này để có phương án điều trị phù hợp hiệu quả nhất!
Trầm cảm học đường là gì?
Trầm cảm học đường là một trong những rối loạn tâm lý thuộc nhóm bệnh trầm cảm phổ biến hiện nay.
Bệnh này có tác động đến não bộ khiến cho sự hoạt động của não bộ bị rối loạn tạo nên sự thay đổi thất thường trong hành vi và lời nói.
Biểu hiện thường bắt gặp ở bệnh này đó chính là sự thay đổi về tâm trạng, cảm xúc kéo dài, mất đi hứng thú, có sự thay đổi rõ rệt về tính cách tâm lý, kết quả học tập suy giảm, ít nói.

Trầm cảm này có tác động tiêu cực đến suy nghĩ cảm xúc và thể chất của người bệnh. Trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi về tinh thần và thể xác, có suy nghĩ đến cái chết vì cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa, không đánh sống
Ở độ tuổi 10 – 19 tuổi khi chưa có nhiều sự va vấp, suy nghĩ chưa được chín chắn thì việc bước qua được những cảm xúc tiêu cực khá là khó khăn. Do đó mà có sự đồng hành của cha mẹ và thầy cô là rất quan trọng. Chỉ một vài tác động nhỏ thôi nếu không ngăn chặn kịp thời thì hậu quả thật khôn lường.
Xem thêm: Melatonin là gì? Công dụng, cách sử dụng, thực phẩm bổ sung Melatonin
Thực trạng trầm cảm học đường hiện nay?
Theo báo cáo thống kê sức khỏe vị thành niên trên thế giới cho thấy trầm cảm học đường là nguyên nhân lớn gây ra bệnh tật, tàn tật cho trẻ em trong giai đoạn từ 10 – 19 tuổi. Cũng theo đó thì có hơn một nửa trẻ em xuất hiện tình trạng rối loạn tâm thần ở tuổi 14 và trung bình 10 trẻ thì sẽ có 1 trẻ trầm cảm ở độ tuổi 16
Tại Việt Nam, trầm cảm học đường đang ở mức báo động với các con số biết nói
- Có hơn 19% học sinh trong giai đoạn tiểu học và trung học cơ sở phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung trong đó có trầm cảm học đường
- 10% trong tổng số các trường hợp học sinh sinh viên tự sát đến từ nhóm tuổi 10 – 17 tuổi
- Trong khảo sát mới nhất đối với học sinh 12 về kỹ năng quản lý thời gian và stress trong học tập cho thấy hầu hết học sinh đều trải qua giai đoạn stress kéo dài khi bị áp lực và học tập ở mức độ cao
Nguyên nhân gây nên trầm cảm học đường?
Một vài nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm tuổi học đường mà cha mẹ cần biết để có sự điều chỉnh kịp thời giúp con thoát ra khỏi “bóng ma tâm lý”.
Tâm lý – xã hội
Các rối loạn trầm cảm có thể là kết quả của nhiều yếu tố gây ra trong đó yếu tố tâm lý xã hội là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm cảm.
Đặc biệt lứa tuổi học sinh THCS, THPT khi đây là giai đoạn mà các em dậy thì nên có nhiều khủng hoảng về mặt tâm lý ở khoảng thời gian này có nhiều thay đổi và không có đủ nhận thức toàn diện về các vấn đề gặp phải. Do đó mà ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, hành vi cá nhân. Nếu ở giai đoạn này không có sự quan tâm, định hướng đúng thì dễ có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, để lại những hậu quả thương tâm.
Xem thêm: Đêm năm canh là mấy giờ? đêm năm canh ngày sáu khắc là gì?
Bạo lực học đường
Tình trạng bạo lực học đường không còn quá xa lạ đối với môi trường giáo dục ở Việt Nam khi mà ở mỗi thế hệ lại có các hình thức bạo lực khác nhau. Bạo lực học đường ở đây không chỉ là hành vi bắt nạt, có các tác động vật lý mà còn là sự cô lập, nói xấu, bêu rếu, bạo lực mạng khi bị đăng tin bôi nhọ danh dự nhân phẩm.
Đây là vấn đề khá nan giải mà ở đâu đó vẫn có những đứa trẻ sợ đến trường, ám ảnh tâm lý kéo dài và có nhiều cái kết thương tâm.

Áp lực học tập
Những áp lực về thành tích thi cử trường chuyên lớp chọn do cha mẹ đặt lên đã khiến không ít những đứa trẻ luôn ở trong trạng thái căng thẳng tột độ, luôn bị ám ảnh về thành tích thứ hạng để từ đó quay cuồng trong đống bài tập, các khóa luyện thi không có thời gian cho bản thân nghỉ ngơi vui chơi giải trí như bạn bè đồng trang lứa.
Sự kỳ vọng mà cha mẹ đặt lên vai con trẻ quá nặng nề. Không những không có sự động viên thấu hiểu mà còn bắt con làm theo ý mình dẫn đến trẻ chán nản, cô độc và có những suy nghĩ tiêu cực
Thói quen sống thiếu lành mạnh
Một vài thói quen không lành mạnh ở lứa tuổi mới lớn như: hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích, sử dụng ma túy tổng hợp không có thói quen tập luyện thể thao, thức quá khuya, ngủ dậy muộn, nghiện chơi game ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe,…đây là yếu tố gây suy giảm tới sức khỏe tinh thần suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm.
Không nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình bạn bè
Xã hội ngày càng phát triển, guồng quay cuộc sống hối hả, cha mẹ bận rộn kiếm tiền khiến cho việc kết nối dành thời gian giữa con cái và bố mẹ không được nhiều. Thay vì có những buổi trò chuyện thì về nhà mỗi người một chiếc điện thoại, không ai muốn nói với nhau câu nào, khiến cho không khí gia đình ảm đạt. Do đó mà con cái ngại chia sẻ không có sự gần gũi với cha mẹ
Di truyền
Những người có người thân bị trầm cảm hay gặp những chứng rối loạn về tâm lý thì thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với người bình thường.
Bị ám ảnh về tinh thần
Khủng hoảng tinh thần, những ám ảnh từ những tổn thương thuở nhỏ như lạm dụng thể xác, tinh thần, cha mẹ chia tay, người thân mất,…gây rối loạn não bộ, khiến các em học sinh dễ bị trầm cảm
Trẻ nhận biết được giới tính thật
Khi đến giai đoạn dậy thì trẻ nhận ra giới tính thật của bản thân, sự khác biệt với bạn bè, cùng với đó là định kiến, rào cản xã hội, sự cấm cản của bố mẹ nếu bị phát hiên. Luôn có cảm giác lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, tự ti áp lực cũng dẫn đến trầm cảm
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm học đường
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm học đường cũng giống với các dạng trầm cảm khác cụ thể với các biểu hiện như:
Biểu hiện về cảm xúc, tinh thần

- Tinh thần đi xuống luôn cảm thấy chán nản, tuyệt vọng
- Không có hứng thú với những hoạt động diễn ra xung quanh, hững hờ với mọi thứ kể cả những thứ mà trước kia rất thích
- Luôn cảm thấy thất vọng về bản thân và tự ti với chính mình
- Mất tập trung, không thể hoàn thành tốt các công việc được giao, suy nghĩ bị phân tán, dễ mắc các lỗi đơn giản nhất
- Nhớ nhớ quên quên, trí nhớ suy giảm mạnh
- Ngại giao tiếp với những người xung quanh, có xu hướng muốn tự cô lập chính mình, xây nhiều “hàng lớp” để bảo vệ
- Có những suy nghĩ tiêu cực bị quan về cuộc sống
- Luôn suy nghĩ đến cái chết có ý định tự tử để giải thoát bản thân
- Luôn cảm thấy cô độc, không có ai lắng nghe thấu hiểu và chia sẻ
Biểu hiện về thể chất
- Có rối loạn về giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, thường gặp ác mộng, ngủ không sâu dễ miên man bị bóng đè
- Người bệnh thường chán ăn, ăn không ngon miệng hay bỏ bữa hoặc đôi lúc mất kiểm soát
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống
- Vận động chậm chạp hay ì thích nằm ngồi một chỗ, không muốn di chuyển nhiều
- Đau đầu chóng mặt, đau lưng, trạng thái nhức mỏi cơ khớp không muốn làm gì cả.
Hậu quả của trầm cảm học đường
Hậu quả mà trầm cảm học đường gây ra là vô cùng lớn có thể nguy hiểm đến tính mạng để lại những di chứng nặng nề nếu không có sự can thiệp kịp thời. Một vài hậu quả phổ biến hiện nay:
Suy giảm chất lượng học tập:
Khi bị trầm cảm sẽ khiến trẻ mất tập trung, trí nhớ bị suy giảm, ảnh hưởng đến việc học tập, vì vậy mà học tập bị sa sút nghiêm trọng, dần dần trẻ mất hứng thú không còn muốn đi học.
Chất lượng sống kém
Chất lượng sống sụt giảm khi mà không còn hứng thú với bất cứ điều gì trong cuộc sống kể cả những điều trước khi mình thích. Điều này dần dần thui chột đi tài năng niềm đam mê của trẻ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh

Những bé bị trầm cảm sẽ có biểu hiện xa lánh với mọi người xung quanh không muốn tiếp xúc hay trò chuyện với bất kỳ ai. Dần dần trẻ mất đi các mối quan hệ xã hội, bạn bè.
Có nguy cơ tự sát cao
Nếu như tình trạng trầm cảm ở học sinh không được can thiệp sớm sẽ khiến cho học sinh ngày càng có suy nghĩ tiêu cực, nguy cơ tự sát cao đặc biệt là lứa tuổi THPT khi mà có sự thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý tuổi mới lớn, độ tuổi thích thể hiện thích chứng minh mình đã lớn
Các điều trị trầm cảm học đường là gì?
Để điều trị trầm cảm học đường được hiệu quả tránh được những rủi ro không đáng có. Tuy nhiên việc phát hiện và quá trình điều trị gặp khá nhiều khó khăn, khi nhiều bậc phụ huynh chưa dành nhiều thời gian cho con. Sau đây là một số liệu pháp điều trị trầm cảm tại nhà gồm:
Điều trị tại nhà
Các chuyên gia y tế tâm lý học học đường khuyến khích đối với những tình trạng bệnh nhẹ thì có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà như:
Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, ăn rau xanh, hoa quả tươi những thực phẩm tốt cho não bộ. Có thể ăn ngọt để cải thiện tâm trạng căng thẳng, áp lực mệt mỏi tốt hơn. Tránh đồ cay nóng, chế biến sẵn
Không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích gây nghiện trong quá trình điều trị trầm cảm. Điều này không chỉ làm tình trạng bệnh nặng hơn mà có thể gây ra các bệnh lý trong cơ thể
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe bằng các bài tập đơn giản ngay tại nhà như chạy bộ, bơi lội, yoga, thiền… Việc vận động thường xuyên sẽ giúp sản xuất các hormone hạnh phúc, giảm mệt mỏi và tăng khả năng tập trung ở người bệnh.

Đảm bảo ngủ đủ giấc, đúng giờ đối với trẻ em hay người trưởng thành phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ để cho đầu óc được nghỉ ngơi. Để chất lượng giấc ngủ được tốt thì bạn cũng chú ý đến không gian phòng ngủ sạch sẽ thoáng mát, nhiệt độ và ánh sáng phù hợp.
Có sự sắp xếp khoa học về thời gian biểu cân bằng giữa việc chơi và học. Ngoài việc học trên trường thì cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi giải trí theo sở thích của con. Việc con chơi nhiều một thứ gì đó mà không thích học thì cha mẹ đừng la mắng mà nên quan sát mà định hướng cho con, để con phát triển tốt nhất.
Các thành viên trong gia đình cần có sự quan tâm động viên lẫn nhau đặc biệt là nên có những hoạt động chia sẻ gắn kết để người bệnh không cảm thấy cô đơn lạc lõng.
Bên cạnh đó nhà trường, thầy cô cũng cần tạo điều kiện môi trường học tập hoạt động thoải mái tránh những áp lực và điểm số thành tích. Khi có xảy ra xích mích giữa bạn bè thì cần có sự ngăn chặn và kiểm soát theo đúng tâm lý lứa tuổi để có phương án phù hợp nhất.

Điều trị tâm lý
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Được áp dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh về rối loạn tâm thần. Phương pháp này an toàn không có sự can thiệp của thuốc nhờ đó mà đảm bảo sự an toàn cho người bệnh, hạn chế được tình trạng tái phát và phụ thuộc vào thuốc sau này.
Cách thực hiện phương pháp này chính là trò chuyện giữa chuyên gia tâm lý và người bệnh để tháo gỡ những nút thắt trong lòng. Chuyên gia tâm lý là người có kinh nghiệm chuyên môn trong việc khai thác các vấn đề của người bệnh, biết được lý do từ đó có phác đồ, liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Người bệnh được nói chuyện được lắng nghe và chia sẻ đây cũng là “liều thuốc” rất tốt nên duy trì để bệnh được thuyên giảm.
Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh
Khuyến khích con tự lập
Cha mẹ tạo cho con có thói quen lành mạnh về ăn uống, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi, học tập hợp lý. Ở từng độ tuổi sẽ được giao những công việc nhà phù hợp để con vừa có kỹ năng vừa rời xa được điện thoại máy tính. Từ đó khi con sống xa nhà sẽ có thể tự chăm sóc cho bản thân
Luôn lắng nghe, chia sẻ cùng con
Ở giai đoạn mới lớn con có những tâm tư tình cảm, sự thay đổi rõ ràng về mặt cảm xúc và hình thể do đó mà luôn có nhu cầu được chia sẻ và lắng nghe. Việc lắng nghe con nói và tôn trọng quyền riêng tư của con là điều nên làm và cha mẹ không nên xem nhẹ. Nếu cha mẹ phớt lờ những thông điệp từ con thì rất có thể sẽ phải trả giá đắt.

Nên bình tĩnh, kiềm chế nóng giận
Không phải lúc nào vũ lực cũng có thể giải quyết được việc, thay vì đánh mắng con thậm tệ thì cha mẹ nên ngồi lại nói chuyện rõ ràng, phân tích để con hiểu bản thân đã sai ở đâu và giải pháp khắc phục là gì. Áp lực tâm lý những lời chửi mắng lúc đó chỉ giúp cho cha mẹ hả giận nhưng sẽ là vết hằn và ám ảnh với con.
Tổng kết
Trầm cảm học đường là căn bệnh đáng báo động hiện nay cần được xã hội quan tâm kịp thời giúp các con có được môi trường phát triển giáo dục kịp thời tránh xa ngã. Đặc biệt hơn đối với giai đoạn thay đổi về tâm lý cũng như dậy thì cha mẹ cần động viên quan tâm, tôn trọng suy nghĩ và chia sẻ cùng con để giúp con trải qua giai đoạn khủng hoảng tốt nhất. Như vậy bantinZ đã giải thích các thông tin về trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân hậu quả và cách điều trị phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều thông tin hay nhé!