Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia tâm lý học học đường cảnh báo rằng tỷ lệ trầm cảm tuổi dậy thì hiện nay tại Việt Nam đang báo động, đòi hỏi sự hành động từ phía cha mẹ và nhà trường. Vậy trầm cảm tuổi dậy thì là gì? Dấu hiệu và cách điều trị trầm cảm cho học sinh hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng. Theo dõi ngay bài viết sau!
Trầm cảm tuổi dậy thì là gì?
Theo UNICEF thì Trầm cảm tuổi dậy thì là tình trạng sức khỏe tinh thần có thể khiến trẻ dậy thì cảm thấy buồn bã kéo dài, mất đi động lực, sự quan tâm với các hoạt động thường ngày
Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì có biểu hiện thường gặp là cảm giác buồn chán, tiêu cực kéo dài; và dần không còn hứng thú với những hoạt động bên ngoài; thậm chí các trò chơi, lĩnh vực đã từng yêu thích.
Một vài năm trở lại đây, tỷ lệ người bị trầm cảm tăng lên nhanh chóng. Nhất là ở trẻ em trong độ tuổi dậy thì; phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Một cuộc khảo sát dịch tễ học đối với dân số Việt Nam đại diện trên toàn quốc từ 10 trong số 63 tỉnh thành cho thấy: Mức độ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em là khoảng 12%; nghĩa là có hơn 3 triệu trẻ em đang cần các dịch vụ liên quan đến sức khỏe tâm thần.

Trẻ em dậy thì có nhận thức và nhân cách chưa phát triển hoàn chỉnh; nên bệnh lý trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể để lại những hậu quả nặng nề. Nếu gia đình không quan tâm và nâng đỡ trẻ trong giai đoạn này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.
Theo đó, trẻ bước vào tuổi trưởng thành với những tổn thương tâm lý không được giải quyết triệt để; gây ảnh hưởng đến mối quan hệ, sức khỏe và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì là rất cần thiết để có cách can thiệp kịp thời.
Xem thêm: Hội chứng sợ không gian hẹp: nguyên nhân và cách điều trị
Dấu hiệu của trầm cảm tuổi dậy thì?
Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể bao gồm những thay đổi về thái độ và cách ứng xử; gây ra nhiều vấn đề rắc rối hoặc phiền muộn ở nhà, trường học cùng các hoạt động xã hội.
Giai đoạn trẻ dậy thì chính là lúc trẻ nhận thức được “cái tôi”; và muốn khẳng định cá tính, suy nghĩ của bản thân. Vì vậy, biểu hiện trầm cảm ở trẻ dậy thì tương đối phức tạp; nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Để nhận biết thanh thiếu niên của mình có bị trầm cảm hay không; cha mẹ nên theo dõi những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em độ tuổi dậy thì với sự thay đổi cảm xúc và hành vi
Dấu hiệu về hành vi

Bên cạnh cảm xúc thất thường, bạn cũng nên theo dõi cả những thay đổi về hành vi của trẻ:
- Cách ly xã hội
- Mệt mỏi và uể oải
- Sử dụng rượu hoặc ma túy
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Lên kế hoạch tự tử hoặc cố gắng tự tử
- Ít chú ý đến vệ sinh cá nhân hoặc ngoại hình
- Thành tích học tập kém hoặc nghỉ học thường xuyên
- Chậm chạp khi suy nghĩ, nói hoặc chuyển động cơ thể
- Tự làm tổn thương mình như cắt tay, xỏ tai hoặc xăm mình
- Kích động hoặc bồn chồn đi qua lại, vặn tay hoặc không thể ngồi yên
- Thay đổi khẩu vị như cảm giác chán ăn và giảm cân, hoặc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân
- Những cơn giận dữ bùng phát, hành vi gây rối hoặc mạo hiểm hoặc các hành vi bốc đồng khác
- Thường xuyên than phiền về đau nhức cơ thể không giải thích được, thường xuyên đến phòng y tế.
Dấu hiệu về cảm xúc
Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể xuất hiện các dấu hiệu về cảm xúc:
- Thiếu tự tin về bản thân
- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
- Cảm thấy tuyệt vọng hoặc trống rỗng
- Tâm trạng cáu kỉnh hoặc khó chịu
- Thờ ơ hoặc dễ xung đột với gia đình và bạn bè
- Thường xuyên có ý nghĩ tự tử hoặc nghĩ về chết chóc
- Thất vọng hoặc tức giận, thậm chí chỉ vì những vấn đề nhỏ
- Cảm giác buồn bã khiến trẻ la hét, khóc lóc mà không rõ lý do
- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động thông thường
- Luôn có cảm giác rằng cuộc sống và tương lai thật nghiệt ngã và ảm đạm
- Gặp khó khăn khi suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ
- Cực kỳ nhạy cảm với sự từ chối hoặc thất bại và kỳ vọng được an ủi nhiều hơn
- Sửa lỗi về những sai lầm trong quá khứ hoặc tự trách bản thân hoặc tự phê bình thái quá
Nguyên nhân bị trầm cảm tuổi dậy thì

Hóa chất trong não bộ:
Chất dẫn truyền thần kinh là chất hóa học nội sinh xuất hiện tự nhiên; mang tín hiệu đến các bộ phận khác trong não và cơ thể. Khi các hóa chất này bất thường hoặc suy yếu; chức năng của các thụ thể thần kinh và hệ thống thần kinh thay đổi có thể dẫn đến trầm cảm.
Hormone mất cân bằng:
Tình trạng mất cân bằng hormone có thể liên quan đến khả năng gây ra trầm cảm.
Di truyền trong gia đình:
Trầm cảm ở tuổi dậy thì phổ biến hơn ở những trẻ có người trong huyết thống có tiền sử trầm cảm. Chẳng hạn như cha mẹ hoặc ông bà bị trầm cảm; con cháu cũng sẽ có nguy cơ di truyền trầm cảm.
Ký ức tuổi thơ:
Các ký ức tổn thương trong thời thơ ấu, chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tinh thần; mất cha mẹ; có thể gây ra những thay đổi trong não bộ khiến trẻ dậy thì dễ bị trầm cảm.
Thói quen, xu hướng suy nghĩ tiêu cực:
Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể liên quan đến cảm giác bất lực; thay vì cảm thấy mình đủ khả năng để tìm ra giải pháp cho những thách thức của cuộc sống.
Xem thêm: Dàn nữ sinh diện trang phục tái chế đi catwalk, thần thái đỉnh cao gây sốt mạng
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm tuổi dậy thì
Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì bao gồm:
- Lạm dụng rượu, nicotine hoặc các loại chất gây nghiện khác.
- Bị khuyết tật học tập hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
- Bị đau liên tục hoặc bị bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hoặc hen suyễn.
- Đã từng là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực; chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tình dục.
- Đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính hoặc chuyển giới sống trong một môi trường không được chấp nhận.
- Có những đặc điểm tính cách nhất định; chẳng hạn như tự ti hoặc bị phụ thuộc quá mức; tự phê bình hoặc bi quan
- Có những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự tin; chẳng hạn như béo phì, vấn đề bạn bè trang lứa, bắt nạt lâu dài hoặc các vấn đề học tập
- Có các tình trạng sức khỏe tâm thần khác; chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, chán ăn hoặc chứng cuồng ăn
Các vấn đề với gia đình hoặc người khác cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm của ở trẻ dậy thì, chẳng hạn như:
- Có mâu thuẫn gia đình.
- Có một thành viên gia đình đã mất vì tự tử.
- Sống cùng với cha mẹ, ông bà hoặc người có quan hệ huyết thống khác bị trầm cảm; rối loạn lưỡng cực hoặc nghiện rượu.
- Trải qua những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống gần đây; chẳng hạn như ly hôn của cha mẹ hoặc nỗi đau mất đi người thân.
Cách điều trị trầm cảm tuổi dậy thì hiệu quả
Khi nhận thấy dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì. Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được thăm khám; và đánh giá.
Bác sĩ tâm thần sau khi khám và chẩn đoán tình trạng bệnh cho trẻ sẽ hướng dẫn; và tư vấn về phương pháp điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì. Nếu trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì mức độ nhẹ sẽ áp dụng trị liệu tâm lý; và các biện pháp tự cải thiện.
Những trẻ có bệnh nghiêm trọng bắt buộc phải kết hợp sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Điều trị bằng thuốc
Với trẻ có tình trạng bệnh trầm cảm nặng hơn; trẻ phải cần đến sự can thiệp của thuốc chống trầm cảm. Thuốc có tác dụng hỗ trợ các triệu chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì được thuyên giảm đáng kể.
Nhưng phần lớn các loại thuốc điều trị trầm cảm cho trẻ đều gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, thay đổi giấc ngủ,…
Do đó, gia đình cần cẩn thận cho trẻ uống thuốc và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hay tăng giảm liều dùng một cách tùy ý.
Điều trị tâm lý

Nhiều phụ huynh sau khi biết trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì đã tìm đến phương pháp trị liệu tâm lý. Vì đây là biện pháp được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả.
Khi đó, các chuyên gia tâm lý sử dụng những kỹ thuật chuyên môn để trò chuyện, giao tiếp với trẻ. Theo đó, họ sẽ biết được yếu tố ảnh hưởng triệu chứng trầm cảm của trẻ ở tuổi dậy thì; và dần cải thiện các triệu chứng trầm cảm một cách tự nhiên.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một bệnh lý ngày càng phổ biến khiến nhiều phụ huynh lo sợ. Bởi nếu bệnh không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì rất khó chữa khỏi hoàn toàn.
Điều trị theo chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt
Việc điều trị trầm cảm tuổi dậy thì tại nhà cũng có những tác động tích cực đối với người bệnh. Một số cách điều trị an toàn phổ biến được nhiều chuyên gia tư vấn gồm:
Quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ nạp nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tự nhiên như rau, củ quả, protein, cá, thịt,…các món ăn tươi chế biến trong ngày. Hạn chế ăn đồ cay nóng, chiên xào, nhiều giàu mỡ. Nghiêm cấm việc con sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện
Khuyến khích con tập thể dục nâng cao sức khỏe, một số bộ môn như: bơi lội, chạy bộ, bóng rổ, cầu lông,…khởi động từ 20 – 30p mỗi ngày sẽ giúp tâm trạng cũng như máu não được lưu thông cải thiện được tình trạng căng thẳng đầu óc, mỏi cơ…
Có thói quen sinh hoạt giờ giấc chuẩn sinh học: cố gắng ngủ trước 23h, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Uống đủ nước để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn tránh quá tải.
Cha mẹ có thể hỗ trợ con sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý, cân đối giữa thời gian học tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tránh bị lao lực quá sức của con
Khuyến khích con phát triển rèn luyện năng khiếu sở trường của mình như tham gia câu lạc bộ bơi lội, mỹ thuật, vẽ,…vừa tạo mối quan hệ giao lưu xã hội, vừa giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi giải tỏa áp lực bài vở.

Các bậc phụ huynh nên đồng hành, động viên và tạo thêm niềm tin để giúp trẻ có thể vượt qua chứng trầm cảm. Luôn là chỗ dựa vững chắc để người bệnh có thể dựa vào bất cứ lúc nào. Đừng vì điều gì đó mà chán nản muốn bỏ cuộc đôi khi chỉ 1 khoảnh khắc nhưng lại hối hận 1 đời
Nên tâm sự với con thường xuyên, đôi khi con chỉ cần một người thật sự muốn lắng nghe chứ không cần người đưa ra lời khuyên để giải tỏa mọi khúc mắc trong lòng.
“Không so sánh không đau thương” mỗi đứa trẻ sinh ra trên đời này đều có một sứ mệnh và khả năng khác nhau. Đừng so sánh kết quả học tập với “con nhà người ta” rồi hạ bệ con, khiến con bị tổn thương, cảm thấy không được tôn trọng cũng như không được cha mẹ công nhận những nỗ lực cố gắng của bản thân.
Việc giáo dục giới tính đối với tuổi dậy thì là điều các phụ huynh và nhà trường nên làm trong thời đại hiện nay, khi mà sự phát triển bùng nổ của internet, các con dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận mọi thứ mới lạ hơn thế hệ trước
Đối với những trẻ bị trầm cảm nặng thì đòi hỏi thời gian, sự quan tâm sát xao của phụ huynh giúp con có thể điều trị tâm lý tốt nhất, vượt qua được chứng trầm cảm này.
Tạm kết
Trầm cảm tuổi dậy thì hiện nay diễn ngày càng trở nên phổ biến hơn, đa dạng ở độ tuổi mắc. Nguyên nhân của bệnh có thể do nhiều yếu tố nhưng phần lớn từ áp lực học hành, những khủng hoảng tinh thần tuổi mới lớn. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Cha mẹ nên đồng hành chia sẻ cùng con, để con có thể mạnh mẽ vượt qua những “cú sốc” đầu đời. Theo dõi bantinZ để cập nhật thêm nhiều thông tin hay ho nữa nhé!